NHTM Việt Nam
- NHNN cần có sự hỗ trợ nhanh chóng khi NHTM gặp khó khăn: khi một
NHTM gặp các vấn đề về thanh khoản thì NHNN cần phải vào cuộc để có các biện
pháp kịp thời và thích hợp như bảo lãnh, hỗ trợ thanh khoản nhằm củng cố niềm tin
của công chúng, kêu gọi sự hợp tác và giúp đỡ của các NHTM khác để tránh tình trạng khủng hoảng lan truyền trong toàn hệ thống sẽ dễ dàng tạo ra hiện tượng
“domino”.
- NHTM cần có các kịch bản ứng phó khi xảy ra khủng hoảng: các NHTM phải chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản chi tiết để kịp thời ứng phó khi có bất kỳ biến động bất thường nào xảy ra dẫn đến khủng hoảng thanh khoản, đồng thời cần phải
mức độ xử lý phù hợp, tránh sự xáo trộn và hoảng loạn có thể gây ra tình trạng
nghiêm trọng hơn.
- NHTM cần phải có chính sách cho vay hợp lý: rủi ro tín dụng là một trong
những nguyên nhân dễ dẫn đến rủi ro thanh khoản cho ngân hàng, các NHTM phải
có những chính sách cho vay hợp lý, thẩm định rõ năng lực của khách hàng, tuân thủ theo các quy định về cho vay của NHNN và phải có sự điều chỉnh chính sách
thích hợp với tình hình nền kinh tế để tránh rơi vào vết xe đổ như trường hợp của
Northern Rock.
- NHTM cần phải thực hiện tốt công tác PR và kiểm soát được các tin đồn:
các NHTM cần chú trọng công tác truyền thông, quản lý những thông tin mang tính
chất nhạy cảm, liên tục cập nhật tình hình và kiểm soát được các thông tin nhằm
tránh sự thổi phồng của các phương tiện thông tin đại chúng gây ảnh hưởng đến uy
tín ngân hàng và khủng hoảng lòng tin trong công chúng.
- NHTM cần quán triệt nhiệm vụ quản trị rủi ro thanh khoản đến tất cả các
chi nhánh: Ban điều hành của các NHTM phải có trách nhiệm phổ biến tầm quan
trọng và chỉ đạo cho các chi nhánh thực hiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản
của ngân hàng.
- NHTM cần phải xây dựng được khung quản trị rủi ro thanh khoản: việc xây
dựng khung quản trị rủi ro thanh khoản bao gồm mục tiêu, chính sách, quy trình…là vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết đối với các NHTM vì đây chính là cơ
sở để thực hiện việc quản trị rủi ro.
- NHTM nên công bố rộng rãi thông tin về vấn đề thanh khoản: việc HSBC thường xuyên công bố thông tin về tính thanh khoản và tình hình quản trị rủi ro
thanh khoản của mình khiến khách hàng và đối tác hiểu rõ về tình hình thanh khoản
của ngân hàng và thấy tin tưởng hơn vào hoạt động của ngân hàng. Tại Việt Nam
vấn đề này được xem là vấn đề khá nhạy cảm và hầu như chưa có ngân hàng nào công bố những thông tin trên. Vì thế việc công bố này là điều không dễ thực hiện đối với các NHTM tại Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề như
thanh khoản, rủi ro thanh khoản, quản trị rủi ro thanh khoản đồng thời nghiên cứu
một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản cũng như kinh nghiệm quản trị rủi
ro thanh khoản của một số NHTM và rút ra bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro
thanh khoản cho các NHTM tại Việt Nam, tạo cơ sở lý thuyết, lý luận cho việc
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT
TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM (tên viết tắt là HDBank) được thành lập vào ngày 04 tháng 01 năm 1990 theo Quyết định số 47/QĐ-UB của Uỷ Ban
Nhân dân TP. HCM và giấy phép số 00019/NH-GP của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam.
HDBank là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập với
số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, mang trong mình nhiệm vụ cốt lõi là “phát triển
nhà ở và chỉnh trang đô thị, góp phần xây dựng TP. HCM văn minh hiện đại”. Tính
đến nay, sau 23 năm hình thành và phát triển, HDBank đã không ngừng đổi mới và
tăng trưởng, trở thành một ngân hàng đa năng và hiện đại, cung cấp các nhu cầu,
giải pháp về tài chính cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
Vào ngày 16 tháng 03 năm 2012 vừa qua, HDBank đã chính thức đổi tên từ
Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP. HCM thành Ngân hàng TMCP Phát Triển
TP. HCM theo Quyết định số 2096/QĐ-NHNN và ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới. Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình mạnh
mẽ của HDBank trong thời gian sắp tới. Với phương châm “Cam kết lợi ích cao
nhất”, HDBank tin rằng sẽ đáp ứng được các nhu cầu tài chính cần thiết, hiệu quả
và mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, đối tác, cổ đông, cán bộ công nhân viên và cộng đồng xã hội.
Từ số vốn điều lệ 3 tỷ đồng khi mới thành lập, qua quá trình phát triển và
tăng trưởng không ngừng, tính đến thời điểm cuối quý 02 năm 2013, HDBank đã nâng số vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng. Mạng lưới hoạt động của ngân hàng phát
Q.1 TP.HCM, 24 chi nhánh, 75 phòng giao dịch và 21 quỹ tiết kiệm đáp ứng kịp
thời nhu cầu khách hàng một cách hiệu quả nhất.Với đội ngũ cán bộ công nhân viên
trên 2.200 người, chủ yếu là các cán bộ trẻ đầy nhiệt huyết và có trình độ, năng lực
chuyên môn cao hứa hẹn sẽ đưa HDBank ngày một đi lên.
Về ứng dụng công nghệ thông tin: Với phương châm ứng dụng công nghệ hiện đại, HDBank đã và đang không ngừng đầu tư vàohệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Đến nay, HDBank đã có hầu như tất cả các sản phẩm ngân hàng hiện đại chất lượng nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ tối ưu và tiện lợi nhất cho khách hàng như: dịch vụ Ebanking, SMS banking, Mobilebanking…
Hình 2.1: Bộ máy tổ chức tại HDBank
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của HDBank giai đoạn 2010 -2012
Giai đoạn 2010 – 2012 là một giai đoạn mà nền kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, biến động, bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công
kéo dài tại châu Âu, tín dụng thắt chặt, hoạt động khối doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Trong bối cảnh kinh tế chung đó, ngành ngân hàng cũng phải đối mặc với
nhiều thử thách lớn, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, nợ xấu tăng vọt, lợi
nhuận giảm sút, một số TCTD mất thanh khoản và thua lỗ phải tái cơ cấu. Tuy
nhiên với sự nỗ lực không ngừng, bản lĩnh vượt lên mọi khó khăn của tập thể lãnh
đạo, cán bộ nhân viên, HDBank đã hoàn thành toàn diện các mục tiêu đã đặt ra giai đoạn 2010 – 2012, tiếp tục khẳng định vị thế của HDBank trên thị trường tài chính.
- Về quy mô tổng tài sản:
Mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng tổng tài sản của HDBank vẫn tăng liên tục trong vòng 3 năm qua, tính đến cuối thời điểm 31/12/2012, tổng tài sản của HDBank đạt 52.783 tỷ đồng, tăng 7.758 tỷ đồng so với năm 2011 và tăng 18.394 tỷ đồng so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 24.12%
Bảng 2.1: Tài sản của HDBank giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm Mức tăng/giảm
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Tổng tài sản 34.389 45.026 52.783 10.637 7.757
Tiền mặt 799 1.277 807 478 - 470
Tiền gửi NHNN 736 1.410 701 674 - 709 Tiền gửi và cho vay TCTD 8.550 9.129 7.376 579 - 1.753
Đầu tư chứng khoán 7.452 10.672 11.736 3.220 1.064
Cho vay khách hàng 11.728 13.848 21.147 2.120 7.299
Góp vốn đầu tư dài hạn 170 199 57 29 - 142
Tài sản cố định 256 328 312 72 - 16
- Về tình hình huy động vốn:
Huy động vốn đóng vai trò then chốt đáp ứng nhu cầu vốn hoạt động của
HDBank và là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên phát triển để làm nền tảng cho mọi hoạt động kinh doanh khác tăng trưởng và phát huy hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2010 – 2012 đạt mức cao. Năm 2010, huy động vốn đạt 30.494
tỷ đồng, năm 2011 đạt 39.684 tỷ đồng, tăng 9.190 tỷ đồng (tương đương 30.1%) so
với năm 2010. Năm 2012 do diễn biến phức tạp từ thị trường vốn và sự cạnh tranh
gay gắt giữa các TCTD, tổng huy động vốn đạt 46.368 tỷ đồng, tăng 6.684 tỷ đồng (tương đương 16.8%) so với năm 2011. Nguồn vốn trên chủ yếu được huy động từ
các tầng lớp dân cư, từ 9.909 tỷ đồng năm 2010 đã tăng lên 25.957 tỷ đồng vào năm
2012 góp phần nâng cao tính ổn định của tổng nguồn vốn huy động (xem biểu đồ
2.1). Xét về kỳ hạn, nguồn vốn mà HDBank huy động được chủ yếu là nguồn vốn
ngắn hạn (năm 2010 chiếm 83%, năm 2011 chiếm 89.1%), do đó HDBank đã có những chiến lược thu hút, huy động nguồn vốn trung dài hạn để đảm bảo tính ổn định của nguồn vốn, đảm bảo an toàn hoạt động trong ngân hàng, cụ thể là trong
năm 2012 nguồn vốn ngắn hạn chiếm 45.9%, nguồn vốn trung dài hạn chiếm 54.1%
(xem biểu đồ 2.2).
Biểu đồ 2.1: Huy động vốn theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: tỷ đồng - 15,000 30,000 45,000 60,000 2010 2011 2012 30, 494 39 ,6 84 46,368 9, 90 9 14 ,74 9 25, 957 11 ,14 8 12 ,1 80 11 ,9 50 9, 437 12,7 55 8, 461
Biểu đồ 2.2: Huy động vốn theo kỳ hạn
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2010, 2011, 2012[16])
- Về hoạt động tín dụng:
Hoạt động tín dụng của HDBank tăng trưởng khá tốt trong các năm vừa qua. Năm 2010, tổng dư nợ đạt 11.728 tỷ đồng (tỷ lệ nợ xấu chiếm 0.83%), đến cuối năm 2011 mặc dù chính sách tín dụng bị thắt chặt nhưng tổng dư nợ vẫn thu được
kết quả khả quan đạt 13.848 tỷ đồng, tăng 2.120 tỷ đồng (tương đương 18,08%) so
với năm 2010. Với các chính sách tín dụng hợp lý trong điều kiện nền kinh tế gặp
nhiều khó khăn như hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi, năm
2012 tổng dư nợ đã đạt 21.148 tỷ đồng, tăng 7.300 tỷ đồng (tương đương 52,72%)
so với năm 2011.
Xét về kỳ hạn cho vay, tại HDBank trong 3 năm vừa qua chủ yếu cho vay
với kỳ hạn ngắn, năm 2010 tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 70,15% trên tổng dư
nợ, năm 2011 chiếm 72,71% và năm 2012 chiếm 83,08% (xem biểu đồ 2.3). Trong
những tháng cuối năm 2011 và năm 2012, hoạt động tín dụng tại HDBank tập trung
nhiều vào công tác xử lý, thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, kiểm soát tỷ lệ nợ
xấu đảm bảo theo yêu cầu của NHNN, cụ thể tỷ lệ nợ xấu năm 2011 chiếm 1,63% và năm 2012 là 2,35%. - 15,000 30,000 45,000 60,000 2010 2011 2012 30 ,49 4 39,684 46, 368 25 ,3 17 35, 372 21, 297 5, 177 4, 312 25 ,0 71
Biểu đồ 2.3: Dư nợ theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2010, 2011, 2012 [16])
Biểu đồ 2.4: Dư nợ theo kỳ hạn
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2010, 2011, 2012 [16])
- 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 2010 2011 2012 11, 72 8 13, 848 21, 148 6, 18 5 6, 131 8, 719 5, 543 7, 717 12 ,42 9
Tổng dư nợ Cá nhân Doanh nghiệp
- 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 2010 2011 2012 11 ,7 28 13 ,8 48 21, 148 8, 227 10, 069 17, 569 3, 501 3, 779 3, 57 9
- Về kết quả kinh doanh:
Cùng với tăng trưởng về quy mô, kết quả kinh doanh của HDBank trong 03 năm vừa qua cũng đạt được thành tựu khả quan, đặc biệt là trong năm 2011 tổng lợi
nhuận trước thuế đạt 566 tỷ, tăng 215 tỷ so với năm 2010 (tương ứng 61.3%). Đây là năm mà HDBank đạt được nhiều kết quả như mong muốn, vượt xa cả kế hoạch đề ra của HĐQT cũng như Ban điều hành. Đến năm 2012 khó khăn chung của nền
kinh tế đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, tổng lợi nhuận trước thuế của HDBank đã có phần sụt giảm, chỉ đạt 427 tỷ đồng, giảm 139 tỷ đồng so với năm 2011. Tuy nhiên năng lực tài chính của HDBank vẫn được đảm bảo và cải thiện, đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN (9%).
Như vậy mặc dù gặp nhiều khó khăn trong môi trường kinh doanh, song HDBank
vẫn đảm bảo tăng trưởng về quy mô, tăng trưởng thu nhập từ các hoạt động.
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của HDBank giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2010 2011 2012
Thu nhập lãi thuần 522 1.309 850
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 154 64 18
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại
hối - 39 - 93 - 43
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh
doanh 0 0 8
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu
tư 17 - 45 315
Lãi thuần từ mua bán đầu tư dài hạn
khác 22 0 0
Lãi thuần từ hoạt động khác 11 2 348
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 24 10 26
Chi phí hoạt động và chi phí dự phòng
rủi ro tín dụng 360 681 1.095
Lợi nhuận trước thuế 351 566 427
ROA (%) 1.13 1.06 0.9
ROE (%) 16.98 14.27 9.12
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TPHCM
2.2.1. Mô hình tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản tại HDBank
Theo quy định hiện hành của HDBank, rủi ro thanh khoản được quản lý
thông qua Ủy ban quản lý tài sản nợ và tài sản có (Ủy ban ALCO) với sự hỗ trợ của
các phòng ban có liên quan.
Ủy ban ALCO là Hội đồng quản lý cấp cao có trách nhiệm cao nhất trong
công tác quản lý tài sản nợ và tài sản có cũng như quản lý rủi ro thanh khoản của
toàn ngân hàng do Chủ tịch HĐQT hoặc Phó chủ tịch HĐQT thường trực làm chủ
tịch Uỷ ban ALCO, có trách nhiệm phê duyệt các mức giới hạn và việc áp dụng các
giới hạn đối với các chỉ số rủi ro về thanh khoản trên cơ sở đề xuất của phòng Quản
lý tài sản nợ và tài sản có (phòng ALM), quyết định các phương án xử lý thanh
khoản.
Phòng ALM là đầu mối trong việc phối hợp với các phòng ban khác có liên
quan để thực hiện việc quản lý các loại rủi ro của ngân hàng trong đó có rủi ro
thanh khoản. Phòng ALM có nhiệm vụ xây dựng khung quản lý thanh khoản cũng như kế hoạch dự phòng thanh khoản; giám sát rủi ro thanh khoản; thiết lập và giám sát chiến lược cũng như sách lược quản lý thanh khoản; dự báo dòng tiền hàng tháng; thực hiện phân tích độ nhạy rủi ro thanh khoản và giám sát tổng thể thanh
khoản thị trường.
Phòng kinh doanh vốn có trách nhiệm thực hiện đảm bảo thanh khoản hàng ngày trong các giới hạn mà NHNN và Ủy ban ALCO quy định, trực tiếp giao dịch
trên thị trường tiền tệ, thị trường mở… trong hạn mức phê duyệt.
Phòng điều hòa vốn có trách nhiệm thực hiện chính sách quản lý rủi ro thanh
khoản như quản lý nguồn vốn để tài trợ cho thiếu hụt thanh khoản toàn hàng, dự
báo nhu cầu thanh khoản hàng ngày, quyết định việc sử dụng các công cụ thị trường
bao gồm các công cụ phái sinh để quản lý rủi ro thanh khoản…
Phòng quản lý rủi ro (QLRR) có trách nhiệm phối hợp với các phòng ban có liên quan xây dựng các quy định, các giới hạn liên quan trong công tác quản lý