Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có trình độ, năng lực và đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 82 - 84)

đức nghề nghiệp

Nguồn nhân lực là bộ phận quan trọng quyết định việc thực hiện mục tiêu và chiến lược của một ngân hàng. Do đó vấn đề then chốt trong việc quản trị rủi ro thanh khoản tại HDBank hiện nay là tìm kiếm và thành lập nguồn nhân lực chuyên trách quản trị rủi ro thanh khoản, tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm, uy tín và đạo đức nghề nghiệp. Nhân

sự chuyên trách về mảng rủi ro thanh khoản này phải là những người thực sự am

hiểu tình hình, thực hiện việc theo dõi, dự báo, cảnh báo, tham mưu cho Ban điều

hành trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời ngăn chặn các rủi ro phát

sinh về thanh khoản tại ngânhàng đồng thời đưa ra những chiến lược, hoạch định,

chính sách giúp cho vấn đề thanh khoản tại ngân hàng được đảm bảo an toàn tối đa

và hoạt động của ngân hàng được ổn định.

Thực tế tại HDBank công tác quản trị về rủi ro trước kia do một số cán bộ

phòng QLRR thực hiện, hiện tại ngân hàng vừa thành lập phòng ALM và công tác quản lý tài sản nợ - tài sản có nói chung cũng như quản trị rủi ro do phòng ALM phụ trách đã phần nào chuyên môn hóa công tác quản trị. Tuy nhiên nhân sự của

phòng ALM hiện tại chỉ có 2 thành viên nên cũng gặp không ít khó khăn. Vì thế

đây để bổ sung thêm nhân sự cho phòng ALM, hoặc có thể tuyển thêm nhân sự mới

từ bên ngoài để đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện công tác quản trị rủi ro ngân

hàng nói chung cũng như rủi ro thanh khoản nói riêng.

Quản trị rủi ro thanh khoản là một công việc phức tạp đòi hỏi tiếp cận và cập

nhật thông tin một cách thường xuyên để phân tích, đo lường, kiểm soát, giảm thiểu

rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Do đó công tác đào tạo đội ngũ nhân sự chuyên trách cũng nên được ưu tiên tổ chức thường xuyên nhằm kịp thời cập nhật các kiến

thức mới, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ chứ không chỉ đơn thuần dựa

trên yếu tố kinh nghiệm. HDBank cần ưu tiên xem xét phương án thuê chuyên gia

hoặc các nhà tư vấn nước ngoài về đào tạo chuyên môn nhằm xây dựng, quản lý và chuyển giao công nghệ mới theo chuẩn mực quốc tế.

Ngân hàng cần phát huy năng lực tối đa nguồn nhân lực đã được đào tạo bài bản nói trên, chú trọng sử dụng các cán bộ cấp quản lý sau đào tạo một cách có hiệu

quả, cần phải phân công công việc rõ ràng gắn với quyền hạn và trách nhiệm đối

với từng chức danh cụ thể. Ngân hàng cũng nên tổ chức các lớp đào tạo nội bộ cho

tất cả các cán bộ của các phòng/ban, khối nghiệp vụ có liên quan hoặc rộng rãi cho các cán bộ nhân viên có nhu cầu tìm hiểu thêm về vấn đề này trong toàn hệ thống để phổ biến, cập nhật kiến thức về rủi ro thanh khoản, tạo nền tảng vững chắc cho

hoạt động sau này khi xảy ra rủi ro. Nguồn giảng viên nội bộ chính là các cán bộ đã

được đào tạo bài bản trước đó.

Ngân hàng cũng cần xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá chất lượng công việc

riêng cho các cán bộ làm công tác quản trị rủi ro thanh khoản theo từng chức danh

chuyên môn, khuyến khích các cán bộ tự học tập, nghiên cứu, định kỳ có thể tổ

chức kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn nhằm mục đích tạo động lực cho các

cán bộ này luôn học hỏi, trau dồi kiến thức nghiệp vụ và hoàn thiện bản thân mình.

Song song đó cũng cần có chế độ thưởng – phạt phân minh sau các kỳ kiểm tra, đây

sẽ là động lực thúc đẩy đội ngũ nhân sự này cống hiến hết mình, luôn tận tâm và trung thành với HDBank.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)