Mô hình tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản tại HDBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 49)

Theo quy định hiện hành của HDBank, rủi ro thanh khoản được quản lý

thông qua Ủy ban quản lý tài sản nợ và tài sản có (Ủy ban ALCO) với sự hỗ trợ của

các phòng ban có liên quan.

Ủy ban ALCO là Hội đồng quản lý cấp cao có trách nhiệm cao nhất trong

công tác quản lý tài sản nợ và tài sản có cũng như quản lý rủi ro thanh khoản của

toàn ngân hàng do Chủ tịch HĐQT hoặc Phó chủ tịch HĐQT thường trực làm chủ

tịch Uỷ ban ALCO, có trách nhiệm phê duyệt các mức giới hạn và việc áp dụng các

giới hạn đối với các chỉ số rủi ro về thanh khoản trên cơ sở đề xuất của phòng Quản

lý tài sản nợ và tài sản có (phòng ALM), quyết định các phương án xử lý thanh

khoản.

Phòng ALM là đầu mối trong việc phối hợp với các phòng ban khác có liên

quan để thực hiện việc quản lý các loại rủi ro của ngân hàng trong đó có rủi ro

thanh khoản. Phòng ALM có nhiệm vụ xây dựng khung quản lý thanh khoản cũng như kế hoạch dự phòng thanh khoản; giám sát rủi ro thanh khoản; thiết lập và giám sát chiến lược cũng như sách lược quản lý thanh khoản; dự báo dòng tiền hàng tháng; thực hiện phân tích độ nhạy rủi ro thanh khoản và giám sát tổng thể thanh

khoản thị trường.

Phòng kinh doanh vốn có trách nhiệm thực hiện đảm bảo thanh khoản hàng ngày trong các giới hạn mà NHNN và Ủy ban ALCO quy định, trực tiếp giao dịch

trên thị trường tiền tệ, thị trường mở… trong hạn mức phê duyệt.

Phòng điều hòa vốn có trách nhiệm thực hiện chính sách quản lý rủi ro thanh

khoản như quản lý nguồn vốn để tài trợ cho thiếu hụt thanh khoản toàn hàng, dự

báo nhu cầu thanh khoản hàng ngày, quyết định việc sử dụng các công cụ thị trường

bao gồm các công cụ phái sinh để quản lý rủi ro thanh khoản…

Phòng quản lý rủi ro (QLRR) có trách nhiệm phối hợp với các phòng ban có liên quan xây dựng các quy định, các giới hạn liên quan trong công tác quản lý

ALM; đồng thời giám sát, cảnh báo các trường hợp vi phạm giới hạn, quy định về ALM trong đó có quản lý rủi ro thanh khoản.

Hội sở chính của HDBank chịu trách nhiệm quản lý thanh khoản toàn hệ

thống theo nguyên tắc quản lý nguồn vốn tập trung thông qua cơ chế mua bán vốn

nội bộ. Thanh khoản được quản lý hàng ngày theo chiến lược của HĐQT, chính

sách và các quy định về giới hạn thanh khoản của Ủy ban ALCO. Đây là mô hình quản trị rủi ro thanh khoản mới được ban hành theo Quyết định số 77/2013/QĐ-

HĐQT ngày 22/05/2013, trước đây việc quản trị rủi ro thanh khoản do phòng QLRR và phòng Nguồn vốn & kinh doanh tiền tệ (NV&KDTT) chịu trách nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)