Các phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 32)

1.3.5.1. Phương pháp tiếp cn ngun và s dng vn

Phương pháp này xuất phát từ thực tế là khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng lên khi lượng tiền gửi gia tăng và nhu cầu cho vay giảm hoặc ngược lại.

Từ lý do này, các ngân hàng cần ước lượng nhu cầu thanh khoản hàng tuần, hàng tháng, hàng quý trong năm. Bất kỳ khi nào nguồn tạo ra thanh khoản và nhu cầu sử

dụng thanh khoản không cân bằng với nhau, ngân hàng có một độ lệch thanh khoản được xác định như sau:

Độ Tổng nguồn Tổng nhu cầu lệch = tạo - sử dụng thanh khoản thanh khoản (a) thanh khoản (b)

Nếu (a) > (b), độ lệch thanh khoản dương, ngân hàng cần có biện pháp sử

dụng chênh lệch dương để kiếm lợi cho đến khi nó được sử dụng để đáp ứng nhu

cầu.

Nếu (a) < (b), độ lệch thanh khoản âm, ngân hàng cần có biện pháp gia tăng

nguồn tạo thanh khoản từ nhiều nguồn khác nhau với chi phí hợp lý nhất.

Các bước cơ bản trong phương pháp tiếp cận nguồn và sử dụng vốn bao

gồm:

- Khoản cho vay và khoản tiền gửi huy động phải được dự báo trong khoảng

thời gian ngân hàng ước tính trạng thái thanh khoản (tuần, tháng, quý)

- Những thay đổi dự tính về tiền gửi và tiền vay cần phải được tính toán cho

cùng khoảng thời gian xác định đó.

- Nhà quản trị thanh khoản ước lượng trạng thái thanh khoản ròng của ngân

hàng, thặng dư hay thâm hụt bằng cách so sánh mức thay đổi dự tính trong tiền gửi và thay đổi dự tính trong cho vay.

Để dự báo các khoản tiền cho vay và tiền gửi cho một khoảng thời gian trong tương lai (tuần, tháng hoặc quý), ngân hàng có thể dùng các biến số của thống kê kinh tế, và xác định mối quan hệ giữa chúng với xu hướng vận động của cho vay và tiền gửi. Ví dụ như một mô hình dự báo về sự thay đổi tiền gửi và tiền vay có thể như sau:

- Thay đổi dự kiến của khoản cho vay phụ thuộc vào các yếu tố:

+ Tốc độ tăng trưởng dự kiến của GDP

+ Lợi nhuận dự kiến của doanh nghiệp

+ Tỷ lệ tăng trưởng của cung tiền quốc gia.

+ Tỷ lệ tăng trưởng của tín dụng thương mại.

+ Tỷ lệ lạm phát dự tính.

- Thay đổi dự kiến của khoản tiền gửi phụ thuộc vào các yếu tố:

+ Tốc độ tăng trưởng dự kiến của thu nhập cá nhân.

+ Mức tăng dự kiến của doanh thu bán lẻ.

+ Lợi suất dự kiến của tiền gửi trên thị trường tiền tệ.

+ Tỷ lệ lạm phát dự tính.

Sau khi tham chiếu những thông tin và số liệu thống kê kinh tế dự đoán,

ngân hàng có thể ước lượng nhu cầu thanh khoản dự kiến theo công thức dưới đây:

Mức thặng dư Thay đổi Thay đổi

hay thâm hụt = dự kiến của - dự kiến của thanh khoản tiền gửi tiền vay

1.3.5.2. Phương pháp tiếp cn cu trúc vn

Phương pháp này dựa trên tính chất linh hoạt hay ổn định của nguồn vốn để

phân tích và dự báo thanh khoản. Theo đó nguồn vốn nào có tính ổn định thấp thì dự trữ phải cao và ngược lại nguồn vốn nào có tính ổn định cao thì dự trữ thấp. Từ đó xác định mức dự trữ thanh khoản cho phù hợp.

Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn được tiến hành theo trình tự sau:

- Bước 1: phân chia nguồn tiền gửi và các nguồn khác ra làm nhiều loại khác

nhau dựa trên tính chất, mức độ biến động hay ổn định của nótrên cơ sở ước lượng

xác suất rút tiền của khách hàng và tỷ trọng tương ứng của các loại nguồn vốn đó.

Thông thường các ngân hàng chia nguồn vốn huy động ra làm ba loại:

+ Loại 1: nguồn vốn “nóng”, có tính ổn định thấp. Đây là nguồn vốn

nhạy cảm, dễ biến động theo sự biến động lãi suất trên thị trường và dự tính sẽ bị

rút khỏi ngân hàng trong kỳ kế hoạch (tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không

kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm với kỳ hạn ngắn 1 – 3 tháng….)

+ Loại 2: nguồn vốn tương đối ổn định, nguồn vốn này có thể bị rút khỏi

ngân hàng tại một thời điểm nào đó trong kỳ kế hoạch (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi

có kỳ hạn của khách hàng với kỳ hạn khoảng từ 3 - 12 tháng…)

+ Loại 3: nguồn vốn có tính ổn định cao, nguồn vốn này dự tính ít có khả năng bị rút khỏi ngân hàng và nằm lâu dài trong ngân hàng (phát hành trái phiếu

ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn tương đối dài từ

- Bước 2: xác định tỷ lệ dự trữ thanh khoản thích hợp cho từng loại nguồn

vốn. Tỷ lệ dự trữ được xác định qua số liệu thống kê kinh nghiệm có điều chỉnh

thích hợp. Ví dụ như ngân hàng có thể quyết định tỷ lệ dự trữ thanh khoản cho

nguồn vốn “nóng” là 95%, tỷ lệ dự trữ thanh khoản cho nguồn vốn tương đối ổn định là 30% và tỷ lệ dự trữ cho nguồn vốn có tính ổn định cao là 15%. Mức dự trữ

thanh khoản này không bao gồm tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHNN quy định.

- Bước 3:xác định mức dự trữ thanh khoản trong kỳ đối với nguồn vốn theo

công thức sau:

Dự trữ thanh khoản vốn =∑ ( ∗ )

Trong đó: Ri: giá trị của nguồn vốn i

Ti: tỷ lệ dự trữ của nguồn vốn i

- Bước 4: xác định nhu cầu thanh khoản cho toàn ngân hàng. Đối với các

khoản cho vay, ngân hàng phải sẵn sàng một lượng tiền khi khách hàng nộp đơn xin vay và đáp ứng được các yêu cầu tín dụng của ngân hàng. Sau khi được ngân hàng chấp thuận thì hạn mức cho vay có thể ra khỏi ngân hàng chỉ trong vài giờ hoặc vài

ngày sau đó. Vì thế:

Tổng Dự trữ Nhu cầu nhu cầu = thanh khoản + tiền vay thanh khoản vốn tiềm năng

1.3.5.3. Phương pháp xác sut tình hung

Phương pháp này giả thiết có những kịch bản, khả năng xảy ra trạng thái

thanh khoản của ngân hàng. Nhu cầu thanh khoản của ngân hàng được tổng hợp từ

các khả năng xảy ra nói trên được tiến hành theo các bước sau:

- Bước 1: dự kiến các tình huống có thể xảy ra, khả năng có thể xảy ra ba tình huống sau

+ Ngân hàng thặng dư nhiều (tiền gửi lên cao trên mức dự kiến, tiền vay

xuống thấp dưới mức dự kiến)

+ Ngân hàng thâm hụt nhiều (tiền gửi giảm xuống thấp dưới mức dự

+ Ngân hàng cân bằng (biến động về tiền gửi và tiền vay là như nhau,

không có sự chênh lệch nhiều)

- Bước 2: xác định xác suất xảy ra của từng tình huống

- Bước 3: tổng hợp các tình huống để xác định nhu cầu thanh khoản trong kỳ

của ngân hàng theo công thức sau:

Nhu cầu thanh khoản trong kỳ = NLPi * Pi

Trong đó: NLPi: trạng thái thanh khoản ròng gắn với tình huống i

Pi: xác suất tương ứng với tình huống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)