Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 73)

Tuy đạt được những kết quả với tình hình thanh khoản khá ổn định nhưng

Ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM vẫn còn một số hạn chế sau:

- Bộ máy tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản hoạt động chưa hiệu quả

Mặc dù đã xây dựngđược bộ máy quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng

trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban có liên quan, tuy nhiên bộ máy này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển. Hiện tại theo sơ đồ tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản đã ban hành thì mới chỉ có phòng ALM được

thành lập, phòng kinh doanh vốn và điều hòa vốn là hai phòng sẽ được tách ra từ P. NV&KDTT nhưng chưa có quyết định thành lập nên tạm thời mọi hoạt động vẫn do

P. NV&KDTT phụ trách. Phòng ALM chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện các công tác liên quan đến quản trị rủi ro thanh khoản của toàn ngân hàng, nhưng

nhân lực của phòng hiện tại chỉ có 2 nhân sự được điều chuyển từ phòng QLRR

theo đúng chức năng, nhiệm vụ được nêu trong Quy định về chức năng, nhiệm vụ

của phòng trong vấn đề quản trị rủi ro của ngân hàng nói chung cũng như quản trị

rủi ro thanh khoản nói riêng. P. QLRR trước kia chỉ có 8 nhân sự, nay lại điều

chuyển 2 nhân sự sang phòng ALM dẫn đến nhân sự phòng đang thiếu hụt, công tác

giám sát, cảnh báo các trường hợp vi phạm giới hạn trong quản lý rủi ro thanh

khoản chưa thực hiện tốt, phòng ALM phải thực hiện luôn cả chức năng này.

Sự phối hợp giữa các phòng ban, giữa chi nhánh với Hội sở chính, giữa các

chi nhánh với nhau còn chưa nhịp nhàng, chưa phát huy được sức mạnh tổng thể,

việc phối hợp cung cấp các thông tin cần thiết cho các báo cáo có liên quan đôi khi

còn chậm trễ, ảnh hưởng đến công tác đo lường, phân tích và ra các quyết định

thanh khoản của ngân hàng.

- Khung pháp lý cơ bản liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh

khoản chưa được ban hành chính thức:

Mặc dù được thành lập từ rất lâu và hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản

cũng được thực hiện đầy đủ theo quyđịnh của NHNN, tuy nhiên trước đây vấn đề

quản trị rủi ro thanh khoản của HDBank chỉ được thực hiện theo các Thông báo nội

bộ riêng lẻ, Chính sách Quản lý rủi ro thanh khoản chỉ mới được ban hành vào giữa năm 2012, các quy định chi tiết, cụ thể, quy trình về hoạt động quản trị rủi ro thanh

khoản, quy trình về thực hiện kế hoạch dự phòng thanh khoản như thế nào đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được ban hành chính thức, đang còn trong quá trình dự thảo

và trình HĐQT phê duyệt.

HDBank còn yếu trong công tác phân tích và dự báo thị trường. Như đã phân tích ở trên, hiện tại phòng ALM chỉ mới có 2 nhân sự nên việc quản trị rủi ro thanh

khoản của HDBank chỉ mới chú trọng vào bước giám sát và xử lý rủi ro mà bỏ qua bước nhận diện và cảnh báo sớm về nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản cũng như

xây dựng kế hoạch dự phòng. Vì vậy khi gặp khó khăn về thanh khoản ngân hàng dễ lâm vào tình trạng bị động và lúng túng trong việc tìm phương án đối phó.

- Hệ thống báo cáo, thông tin cung cấp còn hạn chế

Các báo cáo nội bộ phục vụ cho công tác quản trị rủi ro thanh khoản được

thiết lập và chiết xuất dữ liệu từ hệ thống Corebanking của ngân hàng. Tuy nhiên

đến thời điểm hiện tại một số báo cáo, chỉ tiêu vẫn phải thực hiện thủ công mất khá

nhiều thời gian dẫn đến việc chậm trễ trong vấn đề ra quyết định thanh khoản của

nhà quản trị. Mặt khác hệ thống báo cáo trước đây của ngân hàng được thực hiện định kỳ hàng tháng, các chỉ tiêu về quản trị thanh khoản do hai phòng ban chịu

trách nhiệm thực hiện tại hai báo cáo nội bộ khác nhau là Phòng Kế hoạch Tổng

Hợp và Phòng Quản lý rủi ro. Hiện tại Phòng ALM được thành lập chịu trách

nhiệm chính trong việc lập các báo cáo về quản lý thanh khoản cho Ủy ban ALCO

nên hệ thống báo cáo đang trong quá trình được thiết lập lại và được lập định kỳ

hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm.

Thông tin quản lý là yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng để triển khai các bước quản trị thanh khoản đặc biệt là quản trị theo phương pháp phân tích thanh

khoản động. Các thông tin phục vụ cho công tác báo cáo tại HDBank được truy

xuất dữ liệu từ hệ thống Corebanking đôi khi chưa chính xác và đầy đủ một phần do

công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu, một phần do chủ quan từ người nhập dữ liệu ban đầu chưa chính xác dẫn đến việc chậm trễ trong việc lập báo cáo và quyết định

thanh khoản của nhà quản trị đôi lúc thiếu chính xác.

- HDBank chưa đưa ra lộ trình đầu tư vào các chứng từ có giá có tính

thanh khoản cao.

Việc thực hiện đầu tư theo lộ trình sẽ giúp cho ngân hàng tăng cường khả năng chi trả và tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Tại HDBank các khoản mục đầu tư chứng khoán chủ yếu là kỳ hạn tương đối dài, tính thanh khoản trên thị trường chưa cao do đó khi gặp khó khăn thanh khoản như những tháng cuối năm

2011 thì HDBank khó sử dụng công cụ này mà phải vay mượn trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao.

- Một số chỉ tiêu về thanh khoản chưa đáp ứng theo quy định.

Chỉ số dự trữ sơ cấp và chỉ số dự trữ thanh toán của HDBank trong 03 năm

vừa qua chưa đáp ứng đúng theo quy định mà HDBank đã ban hành. Các chỉ số H1,

H5 của HDBank trong thời gian vừa qua nhìn chung còn thấp, nên cải thiện các chỉ

số này để đảm bảo khả năng thanh khoản tốt nhất cho ngân hàng.

- Phương pháp quản trị thanh khoản động tại HDBank còn yếu kém, chưa

thực sự mang lại hiệu quả cao.

Hiện tại HDBank đang quản trị thanh khoản theo phương pháp là kết hợp

giữa phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh và phương pháp phân tích thanh

khoản động. Tuy nhiên phương pháp phân tích thanh khoản động chưa phát huy được hiệu quả do nhân sự ít, thông tin còn hạn chế, công tác phân tích và dự báo thị trường còn yếu kém, vì thế chủ yếu vẫn dựa trên phương pháp phân tích thanh

khoản tĩnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)