Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 78)

Rủi ro thanh khoản suy cho cùng là tổng thể của các rủi ro như rủi ro tín

dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá …, vì vậy quản trị rủi ro thanh khoản là một công

việc hết sức phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều phòng ban. Mặc dù hiện nay HDBank đã xây dựng được một mô hình bộ máy quản trị rủi ro thanh khoản tương đối hoàn chỉnh theo QĐ77/2013/QĐ-HĐQT bao gồm Ủy ban ALCO, phòng ALM, phòng kinh doanh vốn, phòng điều hòa vốn và phòng QLRR, tuy nhiên mô hình này

máy nhân sự. Hiện tại HDBank chỉ mới thành lập phòng ALM, các phòng kinh doanh vốn, phòng điều hòa vốn trong mô hình vẫn còn đang trong quá trình hình

thành, đang trong giai đoạn chuyển giao từ mô hình cũ sang mô hình mới. Mặt khác

phòng ALM – bộ phận chịu trách nhiệm chủ yếu liên quan đến hoạt động quản trị

rủi ro thanh khoản của ngân hàng lại chỉ có 2 nhân sự phụ trách nên phần nào đã hạn chế hiệu quả hoạt động.

Do đó HĐQT, Ban điều hành HDBank cần nhanh chóng ra quyết định thành lập phòng kinh doanh vốn, phòng điều hòa vốn theo mô hình mới, đồng thời tìm kiếm, tuyển dụng các nhân sự có trình độ cho các phòng/ban đó và bổ sung thêm cho phòng ALM để hoạt động hiệu quả hơn. Đây là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách

trong vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản giai đoạn hiện nay. Trong giai đoạn chuyển giao này, Ban điều hành cũng cần phân rõ trách nhiệm của từng phòng/ban, tránh sự

chồng chéo và đưa ra các quy định cụ thể để đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị tác nghiệp với các phòng/ban Hội sở nhằm tăng cường ý thức tránh nhiệm

của các bộ phận có liên quan, đảm bảo phù hợp với quy trình thu thập, phân tích, đo lường các chỉ tiêu thanh khoản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)