Hiện tại HDBank đang thực hiện việc quản lý vốn tập trung thông qua cơ chế
mua bán vốn nội bộ (FTP). Theo cơ chế này, các đơn vị kinh doanh (chi nhánh,
phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm) sẽ chỉ để lại phần dự trữ thanh khoản theo quy định,
phần vốn vượt định mức sẽ được bán về cho Hội sở hoặc ngược lại Hội sở sẽ bán
vốn cho các đơn vị kinh doanh trong trường hợp đơn vị kinh doanh cần vốn cho các
kinh doanh). Từ đó thu nhập/chi phí của từng đơn vị kinh doanh được xác định
thông qua chênh lệch lãi suất mua bán vốn.
Việc quản lý vốn tập trung này mang lại nhiều ưu điểm cho ngân hàng như:
- Hạn chế tình trạng thừa, thiếu thanh khoản tại các đơn vị kinh doanh do
mọi giao dịch vốn đều tập trung tại Hội sở. Hội sở sẽ làm nhiệm vụ điều chuyển
vốn giữa chi nhánh thừa vốn sang chi nhánh thiếu vốn, đồng thời điều tiết được vốn
trên thị trường liên ngân hàng, tận dụng tối đa hiệu quả sử dụng vốn, cân đối được
nguồn thanh khoản toàn hàng.
- Hội sở kiểm soát và quản lý tập trung rủi ro thanh khoản của toàn hàng. Do
đó bộ máy quản lý tại các đơn vị kinh doanh sẽ gọn nhẹ, hiện đại và loại trừ được
các báo cáo thủ công, các chi nhánh không cần lập báo cáo tổng hợp về nguồn vốn,
tiền tệ và thanh khoản hàng ngày mà chỉ tập trung vào các hoạt động kinh doanh
của mình, tránh sự phân tán trong chiến lược hoạt động. Quản lý vốn tập trung vẫn đảm bảo tính năng động của từng chi nhánh do Hội sở không can thiệp vào bất kỳ
hoạt động huy động cũng như cho vay nào của đơn vị, từ đó đánh giá chính xác hơn
hiệu quả hoạt động của từng chi nhánh.
- Việc tập trung vốn cũng như rủi ro thanh khoản về Hội sở sẽ tạo điều kiện
cho các nhà quản trị có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề thanh khoản của toàn hàng, từ đó sẽ tạo điều kiện cho các chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược quản trị
thanh khoản được thực thi một cách hiệu quả hơn.
HDBank đã ban hành quy định lãi suất mua bán vốn nội bộ đối với các đơn
vị kinh doanh để từ đó có thể xác định được phần thu nhập/chi phí của đơn vị thông
qua việc mua bán vốn với Hội sở. Cách xác định lãi suất mua bán vốn như sau:
- Trường hợp đơn vị kinh doanh bán vốn về Hội sở:
FTP = I + NIM
Trong đó:
FTP: Lãi suất điều chuyển vốn của kỳ hạn cụ thể
NIM: Lãi cận biên của giao dịch. NIM này sẽ được Ủy ban ALCO
quyết định cụ thể cho từng thời kỳ, từng loại nguyên tệ cụ, từng kỳ hạn cụ
thể (VND, USD, EUR, SJC…)
Ví dụ: khách hàng gửi 2 tỷ đồng với kỳ hạn 3 tháng, lãi suất là 8%/năm. Lúc
này chi nhánh sẽ bán vốn về cho Hội sở với số tiền 2 tỷ đồng, kỳ hạn 3 tháng. NIM quy định là 1,5%/năm thì lãi suất mà chi nhánh bán vốn cho Hội sở sẽ là 9,5%/năm.
Khoản chênh lệch 1,5%/năm chính là thu nhập của chi nhánh.
- Trường hợp đơn vị kinh doanh mua vốn của Hội sở:
FTP = I – NIM
Trong đó:
FTP: Lãi suất điều chuyển vốn của kỳ hạn cụ thể
I: Lãi suất cho vay của kỳ hạn tương ứng
NIM: Lãi cận biên của giao dịch. NIM này sẽ được Ủy ban ALCO
quyết định cụ thể cho từng thời kỳ, từng loại nguyên tệ cụ, từng kỳ hạn cụ
thể (VND, USD, EUR, SJC…)
Ví dụ: khách hàng vay 2 tỷ đồng với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất là 15,5/năm.
Lúc này chi nhánh sẽ mua vốn của Hội sở với số tiền 2 tỷ đồng, kỳ hạn 12 tháng. NIM quy định là 1%/năm thì lãi suất mà chi nhánh mua vốn của Hội sở sẽ là 14,5%/năm. Khoản chênh lệch 1%/năm chính là thu nhập của chi nhánh.
Trước đây khi chưa áp dụng việc quản lý vốn tập trung thông qua cơ chế
mua bán vốn nội bộ đã thường xuyên diễn ra tình trạng tại một thời điểm có một số
chi nhánh thừa vốn rất nhiều nhưng cũng có chi nhánh thiếu vốn để hoạt động. Việc
liên lạc giữa các chi nhánh với nhau để tìm nguồn vốn điều chuyển từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc Hội sở khó kiểm soát được tình trạng thanh khoản của toàn hàng. Kể từ khi áp dụng việc quản lý vốn
tập trung này tình hình thanh khoản của ngân hàng đã được cải thiện rất nhiều,
không còn tồn tại tình trạng như trên, Hội sở quản lý và kiểm soát được trạng thái
quả sử dụng vốn cho ngân hàng. Đây là một bước tiến quan trọng của ngân hàng trong vấn đề quản lý thanh khoản.
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI
HDBANK
Qua phân tích tình hình thực tế ở trên, có thể đánh giá công tác quản trị rủi ro
thanh khoản tại HDBank như sau:
2.3.1. Những kết quả đạt được:
Cùng với sự phát triển nhanh chóng về quy mô và mức độ phức tạp trong
hoạt động ngân hàng, HDBank ngày càng nhận thức rõ được sự nguy hiểm của rủi
ro thanh khoản trong hoạt động ngân hàng, từ đó đã quan tâm hơn đến việc quản trị
rủi ro thanh khoản thông qua việc từng bước thiết lập và hoàn thiện một cách toàn diện hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản cho ngân hàng, cụ thể như:
- Mô hình tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản đã được cơ cấu lại và đang
dần hoàn thiện
HDBank đã thực hiện việc cơ cấu lại và đang dần hoàn thiện bộ máy quản trị
rủi ro ngân hàng nói chung cũng như quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng. Theo đó đã có bộ phận quản trị rủi ro thanh khoản tương đối độc lập thông qua việc thành lập và có sự tham gia của Ủy ban ALCO cùng các phòng ban có liên quan như
phòng ALM, phòng kinh doanh vốn, phòng điều hòa vốn, phòng QLRR cũng như
sự tham gia của các đơn vị kinh doanh. Ủy ban ALCO được thành lập là một trong
những yếu tố quan trọng nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro thanh khoản cũng như đặt ra các yêu cầu mới cho công tác quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế.
- Ban hành chính sách, quy chế quản trị rủi ro thanh khoản
HDBank đã ban hành khung chính sách liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro ngân hàng, trong đó bao gồm cả quản trị rủi ro thanh khoản vào giữa năm 2012. Theo đó HDBank đã xây dựng chiến lược và áp dụng phương pháp đo lường thanh
khoản trong quản trị nội bộ dựa trên phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh và
phương pháp phân tích thanh khoản động, từ đó đưa ra các giới hạn chỉ số thanh
công tác quản lý thanh khoản. Đây là tiền đề cơ bản để trên cơ sở đó các đơn vị,
phòng ban có liên quan sẽ xây dựng và ban hành các quy định, quy trình cụ thể, chi
tiết về quản lý rủi ro thanh khoản để phục vụ cho công tác quản trị rủi ro thanh
khoản hàng ngày của ngân hàng.
- Xây dựng hệ thống thông tin, báo cáo nội bộ về rủi ro thanh khoản
Nhằm phục vụ cho công tác quản trị rủi ro thanh khoản hàng ngày cũng như
giám sát việc tuân thủ các chính sách, các giới hạn rủi ro thanh khoản, HDBank đã xây dựng hệ thống thông tin, báo cáo quản trị nội bộ dựa trên nền tảng hệ thống
Core banking của ngân hàng và các chỉ số giới hạn trong công tác quản lý thanh
khoản theo quy định của NHNN.
Về cơ bản HDBank thực hiện việc quản trị rủi ro thanh khoản dựa trên các
quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN và các văn bản sửa đổi bổ sung có liên quan thông qua việc thiết lập thang đáo hạn, xác định chênh lệch ròng của dòng tiền
vào và dòng tiền ra cho từng kỳ hạn và chênh lệch ròng gộp đối với mỗi dòng tiền.
- Các chỉ tiêu về thanh khoản tương đối được đảm bảo thường xuyên:
Trong giai đoạn 2010 – 2012, HDBank luôn xác định và duy trì các chỉ tiêu về thanh khoản như tỷ lệ khả năng chi trả, chỉ số trạng thái tiền mặt, chỉ số chứng
khoán kinh doanh….Ngoài ra HDBank cũng xây dựng được định mức dự trữ tiền
mặt, tiền gửi các TCTD, luôn luôn kiểm soát được khả năng tiền mặt, tiền gửi và cho vay tại các TCTD khác, duy trì tiền gửi DTBB và tiền gửi thanh toán tại NHNN
nhằm đáp ứng chi trả ngắn hạn đối với khách hàng. Song song đó hoạt động đầu tư
cũng được HDBank chú trọng tăng trưởng trong những năm gần đây cũng là một
hình thức tăng cường khả năng thanh khoản cho ngân hàng.
Vốn được quản lý tập trung tại Hội sở chính và được điều tiết về cho các đơn
vị kinh doanh thông qua cơ chế mua bán vốn nội bộ đã giúp cho ngân hàng cân đối được nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn cũng vì thế mà tăng cao theo đúng định hướng, kế hoạch kinh doanh của HDBank đồng thời đảm bảo các giới hạn an toàn
Được sự quan tâm chỉ đạo và theo dõi sát sao của HĐQT, Ban điều hành và sự phối hợp tương đối nhịp nhàng của các phòng ban có liên quan, thanh khoản của HDBank trong giai đoạn 2010 – 2012 tương đối ổn định. Vào những tháng cuối năm 2011, khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, NHNN thực hiện
chính sách thắt chặt tiền tệ cùng với việc ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN
quy định mức lãi suất trần huy động là 14% /năm đã dẫn đến cuộc chạy đua cạnh
tranh lãi suất giữa các NHTM làm cho thanh khoản của HDBank trong thời điểm
này gặp nhiều khó khăn. Lúc này HDBank đã thực hiện chiến lược quản trị thanh
khoản nợ bằng cách vay cầm cố, chiết khấu trên thị trường liên ngân hàng nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Dự đoán trước tình hình kinh tế năm
2012 sẽ còn gặp không ít khó khăn nên ngân hàng đã có những bước chuẩn bị dự
trữ thanh khoản nhiều hơn nên vấn đề thanh khoản năm 2012 tương đối ổn định và không gặp khó khăn như cuối năm 2011. Đây là một sự nỗ lực hết mình của tập thể
lãnh đạo và cán bộ nhân viên HDBank nhằm đảm bảo sự hoạt động liên tục của
ngân hàng.