Duy trì công tác quản lý tài sản dự trữ thanh khoản và điều chỉnh một số chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 81)

số chỉ tiêu thanh khoản cho phù hợp:

HDBank cần tiếp tục duy trì công tác quản lý tài sản dự trữ thanh khoản cụ

thể là duy trì tỷ lệ tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi các TCTD, mức dự trữ bình quân từng loại tiền…như hiện nay. Theo đó HDBank sẽ vừa phải tính toán và duy trì tài sản dự trữ phù hợp với những thay đổi về lượng tiền gửi và tiền vay, vừa phải đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả và luôn tuân thủ theo những quy định của NHNN. Để thực hiện được điều đó các phòng/ban, các đơn vị

kinh doanh có liên quan cần phải tích cực nhiều hơn nữa trong công tác theo dõi

danh sách khách hàng tiền gửi và khách hàng tiền vay lớn nhất, bất kỳ thời điểm

nào phát sinh nhu cầu gửi tiền, rút tiền hay giải ngân của các khách hàng nàyđều được thông báo cho bộ phận quản lý thanh khoản một cách nhanh nhất.

Các tỷ lệ về dự trữ sơ cấp và dự trữ thanh toán đã được ngân hàng ban hành lần lượt là 5% và 25% như thế là tương đối hợp lý, tuy nhiên trong năm 2012 các

chỉ số này chưa đạt yêu cầu theo quy định, HDBank cần cải thiện và đảm bảo luôn

luôn tuân thủ theo các quy định đã ban hành để thanh khoản ngân hàng không gặp

rủi ro.

Chỉ số H1 và H5 của ngân hàng trong 3 năm vừa qua tương đối thấp,

HDBank cần duy trì các chỉ số này ở mức15% (đối với H1) và 25% (đối với H5) để đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng khi có nhu cầu. Theo đó muốn tăng các

chỉ số này ngân hàng cần tăng lượng tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại các TCTD,

không nên giảm tài sản “Có” hoặc tiền gửi của khách hàng vì sẽ làm giảm quy mô

ngân hàng.

Các chỉ số H2 và H3 trong 3 năm qua là tương đối hợp lý do tình hình chung của nền kinh tế đang gặp khó khăn, nếu tỷ lệ này cao có nghĩa là tổng dư nợ cao sẽ

dễ dẫn đến rủi ro. Một khi doanh nghiệp, cá nhân mà ngân hàng cho vay gặp khó khăn thì khả năng thu hồi nợ của ngân hàng sẽ khó và ảnh hưởng đến cung thanh

khoản. Dự báo nền kinh tế đang dần hồi phục trong năm 2014, trong điều kiện đó

HDBank cần tăng hai chỉ số này lên mức khoảng 50% (đối với H2) và 90% (đối với

H3) nhằm cải thiện lợi nhuận cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)