Kết quả duy trì các chỉ số thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 65)

Để đánh giá tính thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản, HDBank đã duy trì các chỉ số thanh khoản như sau:

- Chỉ số trạng thái tiền mặt:

Bảng 2.5: Chỉ số trạng thái tiền mặt giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 Tiền mặt 799 1.277 807 Tiền gửi tại NHNN 736 1.410 701 Tiền gửi KKH tại TCTD 1.292 39 349 Tổng tài sản có 34.389 45.025 52.783 Chỉ số H1 (%) 8,22 6,05 3,52

(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank năm 2010, 2011, 2012[15])

Chỉ số H1 hay còn gọi là chỉ số trạng thái tiền mặt, khi H1 cao có nghĩa là một tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao sẽ đảm bảo cho ngân hàng có khả năng đáp ứng

nhu cầu thanh khoản. Theo kinh nghiệm thực tế của các nhà quản trị và dựa vào bảng tính toán chỉ số H1 của một số NHTM tại Phụ lục 1 của luận văn thì chỉ số này nên duy trì ở mức trung bình khoảng 15% để đảm bảo khả năng thanh khoản cho

ngân hàng.

Năm 2010, chỉ số H1 tại HDBank đạt mức 8,22%, chỉ số này giảm qua 2 năm 2011 (giảm còn 6,05%) và 2012 (giảm còn 3,52%). Chỉ số này giảm chủ yếu là do mức tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD giảm mạnh so với năm 2010 (từ 1.292

tỷ năm 2010 giảm xuống còn 39 tỷ năm 2011 và 349 tỷ năm 2012) và tốc độ tăng trưởng tài sản Có quá nhanh (năm 2011 tăng 30,93% so với năm 2010, năm 2012 tăng 17,23% so với năm 2011). Chỉ số này vẫn đảm bảo cho HDBank có khả năng

thanh khoản tức thời nếu không có sự biến động về thanh khoản bất thường hay đột

xuất. Ngân hàng Nhà nước không có quy định cụ thể về giới hạn của chỉ số này.

- Chỉ số năng lực cho vay:

Bảng 2.6: Chỉ số năng lực cho vay trong giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 Tổng dư nợ 11.728 13.848 21.148 Tổng tài sản có 34.389 45.025 52.783 Chỉ số H2 (%) 34,10 30,76 40,07 -

(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank năm 2010, 2011, 2012 [15])

Chỉ số H2 phản ánh năng lực cho vay của ngân hàng, chỉ số này càng cao thể

hiện tính thanh khoản của ngân hàng càng kém bởi vì cho vay là tài sản có tính

thanh khoản kém nhất mà ngân hàng nắm giữ. Theo kinh nghiệm thực tế của các

nhà quản trị và dựa vào bảng tính toán chỉ số H2 của một số NHTM chỉ số này nên duy trì ở mức trung bình khoảng 50% là hợp lý.

Hoạt động chủ yếu của các ngân hàng vẫn là hoạt động tín dụng, chỉ số H2

của HDBank trong 3 năm vừa qua đạt 34,10% (năm 2010); 30,76% (năm 2011) và

40,07% (năm 2012) tức là trung bình các khoản tín dụng đạt 35% trong tổng tài sản

có của ngân hàng và với chỉ số này thì HDBank vẫn đảm bảo được khả năng thanh

khoản tốt tuy nhiên sẽ không mang đến lợi nhuận cao cho ngân hàng. Trong tình hình nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, ngân hàng nên đặc biệt chú ý đến chỉ số này. Nếu chỉ sốnày tăng quá cao, một khi có một biến động nào đó từ thị trường hoặc tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn thì khả năng thu hồi các khoản nợ này sẽ rất khó, nợ xấu tăng cao dẫn đến khả năng

- Chỉ số dư nợ/tiền gửi:

Bảng 2.7: Chỉ sốdư nợ/tiền gửi trong giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2010 2011 2012

Tổng dư nợ 11.728 13.848 21.148

Tổng tiền gửi của khách hàng 13.986 19.090 34.262

Chỉ số H3 (%) 83,86 72,54 61,72

-

(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank năm 2010, 2011, 2012 [15])

Chỉ số H3 được dùng để đánh giá tỷ trọng sử dụng vốn giữa tổng số tiền gửi huy động được của khách hàng mà ngân hàng sử dụng để cho vay, có nghĩa là 1

đồng vốn huy động được thì ngân hàng sử dụng bao nhiêu phần trăm để cho vay.

Chỉ số này thường được xem xét đi kèm với chỉ số năng lực cho vay. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng thấp. Theo kinh nghiệm thực tế

của các nhà quản trị và dựa vào bảng tính toán chỉ số H3 của một số NHTM thì chỉ

số này nên duy trì ở mức trung bình khoảng 95%.

Theo kết quả tính toán như bảng trên thì trong 3 năm vừa qua chỉ số H3 tại HDBank năm 2010 là 83,86%; năm 2011 giảm xuống còn 72,54% và năm 2012 là

61,72%. Chỉ số này giảm dần trong 3 năm qua là do tốc độ tăng trưởng của tổng

tiền gửi huy động nhanh trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng có phần chững lại do

tình hình kinh tế đi xuống, song song với việc HDBank hạn chế cho vay để thực

hiện chính sách thắt chặt tín dụng vì nợ xấu tăng cao, ngân hàng tập trung thu hồi

nợ và xử lý các khoản nợ quá hạn khó đòi. Điều này phần nào cũng đã đảm bảo tính

thanh khoản của ngân hàng nhưng đổi lại hiệu quả sử dụng vốn và lợi nhuận của

- Chỉ số chứng khoán thanh khoản:

Bảng 2.8: Chỉ số chứng khoán thanh khoản trong giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2010 2011 2012

Chứng khoán kinh doanh - - 207

Chứng khoán sẵn sàng để bán 5.805 8.956 10.372 Tổng tài sản có 34.389 45.025 52.783

Chỉ số H4 (%) 16,88 19,89 20,04

-

(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank năm 2010, 2011, 2012 [15])

Chỉ số H4 phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt so với tổng tài sản “Có” của ngân hàng. Chỉ số này càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Theo kinh nghiệm thực tế của các

nhà quản trị và dựa vào bảng tính toán chỉ số H4 của một số NHTM thì chỉ số này nên duy trì ở mức trung bình khoảng 10% để đảm bảo khả năng thanh khoản cho

ngân hàng.

Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng HDBank cũng đã dành một phần vốn

của mình để đầu tư vào chứng khoán kinh doanh và chứng khoán sẵn sàng để bán

vừa để đầu tư số tiền nhàn rỗi của mình nhằm tìm kiếm lợi nhuận đồng thời dự trữ

chứng khoán nhằm đảm bảo nguồn cung cho việc quản lý thanh khoản của ngân

hàng mang tính chất lâu dài. Đây có thể được xem là nguồn cung thanh khoản tốt, ổn định và mang lại hiệu quả sử dụng vốn cho ngân hàng. Chỉ số H4 tại HDBank trong 3 năm vừa qua tương đối ổn định và tăng đều, cụ thể là năm 2010 đạt 16,88%; năm 2011 đạt 19,89% và năm 2012 tăng lên 20,04%. Điều này chứng tỏ HDBank

rất quan tâm đến việc đầu tư chứng khoán và luôn luôn đảm bảo tỷ lệ đầu tư này theo quy định của NHNN nhằm đảm bảo nguồn cung cho thanh khoản được ổn định.

- Chỉ số (Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD) / Tiền gửi của khách hàng (H5):

Bảng 2.9: Chỉ số H5 trong giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 Tiền mặt 799 1.277 807 Tiền gửi tại NHNN 736 1.410 701 Tiền gửi KKH tại các TCTD 1.292 39 349 Tiền gửi của khách hàng 13.986 19.090 34.262 Chỉ số H5 (%) 20,21 14,28 5,42 -

(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank năm 2010, 2011, 2012 [15])

Chỉ số H5 cho biết được tỷ lệ giữa các tài sản có tính lỏng cao so với tổng số

tiền gửi của khách hàng mà ngân hàng huy động được.Chỉ số này càng cao càng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản nhưng lại không mang lại hiệu quả kinh

doanh cao. Theo kinh nghiệm quản lý của các nhà quản trị thì chỉ số này nên duy trì

ở mức khoảng 30% là hợp lý.

Năm 2010 chỉ số H5 của ngân hàng đạt 20,21%, tuy nhiên chỉ số này lại

giảm trong 2 năm liên tiếp, đạt 14,28% vào năm 2011 và đặc biệt chỉ số này giảm

chỉ còn 5,42% vào năm 2012. Điều này chứng tỏ mức dự trữ thanh khoản của ngân hàng đã bị suy giảm và đáng lưu ý trong quản trị thanh khoản nếu xảy ra khủng

hoảng ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong vấn đề chi trả, cần cải thiện chỉ số này để đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng.

Bảng 2.10: Các chỉ số an toàn của HDBank Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ quy định Quy định 2010 2011 2012 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (%) 0 4.80 0.17 ≤ 30 NHNN Tỷ lệ khả năng chi

trả ngày hôm sau (%) 17.80 23.90 16.10 ≥ 15 NHNN Tỷ lệ khả năng chi trả 7 ngày tiếp theo VND: 1.30 USD: 1.37 VND: 1.77 USD: 1.12 VND: 1.35 USD: 1.18 ≥ 1 NHNN Chỉ số dự trữ sơ cấp (%) 9.99 7.06 4.06 ≥ 5 HDBank Chỉ số dự trữ thanh toán (%) 27.85 32.09 22.15 ≥ 25 HDBank

(Nguồn: Báo cáo Quản lý rủi ro HDBank năm 2010, 2011, 2012[14])

Các chỉ số an toàn của HDBank trong 3 năm vừa qua tương đối tốt khi luôn đạt các yêu cầu theo quy định của NHNN và quy định của HDBank. Điều này chứng tỏ rằng HDBank luôn tuân thủ các chỉ số của NHNN quy định và có thể đảm

bảo đủ lượng dự trữ thanh khoản đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)