Để đảm bảo khả năng chi trả cho các nhu cầu phát sinh hàng ngày, thường
xuyên của khách hàng, HDBank đã có quy định về việc dự trữ tiền mặt, tiền gửi tại
các TCTD khác. Do tiền mặt và tiền gửi KKH tại các TCTD là những khoản tiền
gửi không sinh lời hoặc sinh lời rất thấp nên vừa để đảm bảo cho khả năng chi trả
của khách hàng vừa đảm bảo tối đa hiệu quả sử dụng vốn, trong năm 2012 HDBank đã ban hành quy định về định mức bình quân cho từng loại tiền hàng ngày và trên thực tế, HDBank đã đảm bảo việc dự trữ tiền mặt và tiền gửi KKH tại các TCTD theo đúngquy định đã ban hành, cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Dự trữ bình quân từng loại tiềnnăm 2012
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Dự trữ bình quân từng
loại tiền năm 2012
Quy định của
HDBank
VND USD VND USD
Tiền mặt tồn quỹ bình quân / Huy
động bình quân trên thị trường 1 4.12 8.06 ≥ 3 ≥ 8
Tiền gửi KKH tại các TCTD bình
quân / Huy động bình quân trên thị trường 2
1.53 2.67 ≥ 1 ≥ 2
(Nguồn: Báo cáo Quản lý rủi ro HDBank [14])
HDBank còn ban hành quy định định mức dự trữ tiền mặt tồn quỹ cho từng
loại tiền đối với từng chi nhánh, Phòng giao dịch trực thuộc. Tại mỗi khu vực sẽ có
một chi nhánh đầu mối đóng vai trò điều tiết lượng tiền mặt cho toàn khu vực đó
với mục đích vừa đảm bảo an toàn kho quỹ vừa đảm bảo quản lý được thanh khoản. Theo đó chi nhánh, phòng giao dịch nào có hạn mức dự trữ tiền mặt vượt hạn mức quy định sẽ phải điều chuyển số tiền vượt hạn mức về cho chi nhánh đầu mối chậm
nhất là đầu ngày hôm sau. Trường hợp chi nhánh, phòng giao dịch để hạn mức dự
trữ vượt quá 10% quy định sẽ phải chịu lãi suất điều chuyển vốn trên số tiền vượt
tính hàng tháng.
Song song với việc thực hiện tốt dự trữ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu thanh
khoản thường xuyên, hàng ngày của mình, HDBank còn thực hiện việc dự trữ thứ
cấp đối với các chứng từ có giá nhằm mục đích vừa đảm bảo khả năng thanh khoản khi lượng dự trữ sơ cấp không đủ đáp ứng yêu cầu chi trả, vừa mang lại hiệu quả
kinh doanh cho ngân hàng. Theo đó HDBank quản lý việc dự trữ giấy tờ có giá
Bảng 2.4: Tình hình dự trữ giấy tờ có giá
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm Kỳ hạn CK kinh
doanh CK đầu tư
2010 Đến 1 tháng 734 Từ 1 3 tháng 630 Từ 3 12 tháng 1.847 Từ 1 5 năm 1.599 Trên 5 năm - Tổng cộng 4.810 2011 Đến 1 tháng 371 Từ 1 3 tháng 1.801 Từ 3 12 tháng 3.173 Từ 1 5 năm 5.501 Trên 5 năm - Tổng cộng 10.846 2012 Đến 1 tháng 207 2.904 Từ 1 3 tháng - Từ 3 12 tháng 3.010 Từ 1 5 năm 5.945 Trên 5 năm - Tổng cộng 207 11.859
(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank năm 2010, 2011, 2012[15])
Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng lượng dự trữ giấy tờ có giá ngắn hạn
(kỳ hạn đến 1 tháng) tăng mạnh trong năm 2012 (từ 371 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 2.904 tỷ đồng trong năm 2012), điều này chứng tỏ HDBank rất quan tâm đến vấn đề
thanh khoản khi mà tình hình nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn và có nhiều
khách hàng thì HDBank sẽ chuyển đổi các khoản dự trữ thanh khoản này sang tiền
mặt để đáp ứng kịp thời các vấn đề thanh khoản đó.