Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non tư thục thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang​ (Trang 73 - 87)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên MNTT thành phố

3.2.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non tư thục thành phố

Tuyên Quang

3.2.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên MNTT thành phố Tuyên Quang đến 2020

a. Mục đích

Biện pháp này nhằm giúp các cấp quản lý có một cách nhìn tổng thể và có những bước đi đúng đắn trong quá trình phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ngồi cơng lập thành phố Tuyên Quang đến 2020.

Kế hoạch chiến lược này phải đạt u cầu: - Có tính khả thi cao.

- Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.

- Góp phần khắc phục được những yếu kém trong công tác xây dựng kế hoạch trước đây.

b. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

Để xây dựng được kế hoạch chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên MNTT trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015-2020, cần xây dựng tầm nhìn và mục tiêu chiến lược, đánh giá thực trạng để trên cơ sở đó xây dựng các giải pháp chiến lược.

Trên cơ sở kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục MNTT sẽ xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non thích hợp với từng đơn vị, từng giai đoạn cụ thể. Trên cơ sở nhu cầu về đội ngũ giáo viên mầm non cùng với

việc đánh giá phân loại giáo viên hiện nay để quy hoạch phù hợp, để bù vào số lượng đang thiếu và số nghỉ hưu, cho nghỉ cơng tác vì lý do sức khoẻ, năng lực phẩm chất, khơng hồn thành nhiệm vụ...

Muốn phát triển đội ngũ giáo viên MNTT trước hết lãnh đạo nhà trường phải nắm bắt tình hình đội ngũ giáo viên, có kế hoạch, quy hoạch đội ngũ thông qua các bộ phận chức năng của nhà trường, đặc biệt là bộ phận tổ chức cán bộ làm tham mưu để quy hoạch, sắp xếp lại hợp lý giáo viên cho nhà trường, chỉ ra các vấn đề phải quan tâm như: cần bao nhiêu giáo viên trong tương lai, hiện nay đã có bao nhiêu, cần tập trung cho những năm tới là bao nhiêu, cách làm như thế nào. Hay nói cách khác là đánh giá lại, định ra chỉ tiêu tiến độ, quy trình thực hiện cơng tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho từng trường. Đó chính là việc khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên MNTT.

Muốn làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non phải dự báo tốt hướng phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng của mỗi xã, phường gắn với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương.

Theo tác giả dự báo giai đoạn từ năm học 2016-2017 đến 2019-2020 giáo dục mầm non ổn định về số lượng và đi sâu vào chất lượng, như vậy đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường tính theo định mức tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ, 2,2GV/lớp dạy 2 buổi/ngày (mỗi lớp trung bình 30 học sinh, nhóm trẻ 20 Hs theo Văn bản số 04/VBHQ-BGDĐT) và 8% dự phịng thai sản thì đến năm 2020 nhà trường có khoảng 60 CB, GV, NV. Đội ngũ giáo viên mầm non sẽ tiếp tục được chọn lọc để có được đội ngũ giỏi, đội ngũ này đòi hỏi phải có trình độ chun mơn khá trở lên. Nhà trường sẽ có đủ giáo viên dạy chuyên về Tin học, ngoại ngữ, mỹ thuật, âm nhạc.

Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, quá trình quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non cần chú ý các mặt sau:

- Phải xây dựng được quy hoạch tổng thể đội ngũ giáo viên của nhà trường, chú ý đến tính cân đối, hợp lý của đội ngũ, đáp ứng đủ số lượng giáo viên cho từng giai đoạn một cách hợp lý, phù hợp với quy mô trường, lớp.

- Quy hoạch đội ngũ giáo viên là quá trình phát hiện để bồi dưỡng, nâng cao, bảo đảm tính kế thừa.

Như vậy, điều cần quan tâm trong công tác quy hoạch là số lượng và chất lượng đội ngũ. Về số lượng chú ý sự tăng giảm, lý do tăng, giảm, chuẩn bị cho lực lượng thay thế. Về mặt chất lượng, cần quan tâm đến trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ chính trị, khả năng thích ứng cao với điều kiện hiện tại.

Trên cơ sở kết quả dự báo, khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên theo định kỳ, quy hoạch giáo viên cần phân thành 2 loại và mỗi loại phân thành các nhóm sau:

Loại giáo viên đương chức:

- Số giáo viên làm tốt công việc hiện nay cần tiếp tục bố trí giảng dạy. - Số giáo viên có triển vọng nhưng cịn hạn chế về một số mặt cần tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo lại.

- Số giáo viên hạn chế cả về phẩm chất, năng lực, trình độ, cần phân cơng, bố trí lại cơng tác (cho nghỉ, chuyển cơng tác khác...).

Loại giáo viên sắp nghỉ hưu.

c. Điều kiện thực hiện

Trước hết, để có sự thống nhất, đồng bộ trong việc triển khai thực hiện xây dựng kế hoạch, giữa HĐQT và các bộ phận quản lý chức năng có liên quan trực tiếp là Chi bộ, Ban giám hiệu, Ban chấp hành cơng đồn, Đồn TNCS HCM, trường Đại học Tân Trào cần phối hợp với nhau chặt chẽ hơn và trách nhiệm cụ thể hơn.

Trường Đại học Tân Trào: là cơ quan trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực (giáo viên) cho tỉnh và khu vực. Trường cần nắm bắt được nhu cầu phát triển (số lượng, chất lượng, cơ cấu) đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn để có kế hoạch bồi dưỡng nâng chuẩn, đào tạo bổ sung giáo viên mầm non học cho thành phố cũng như tỉnh Tuyên Quang.

3.2.2.2. Biện pháp 2: Quản lý sử dụng đội ngũ giáo viên MNTT hiện có a. Mục đích

Biện pháp này nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non hiện có trên địa bàn, phát huy được các thế mạnh của đội ngũ, tiết kiệm tiền bạc, công sức.

b. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

- Trước hết muốn sử dụng hợp lý thì phải đánh giá đúng thực trạng đội

ngũ giáo viên hiện có. Đánh giá đúng thực trạng là một vấn đề hệ trọng, rất nhạy cảm và phức tạp. Đánh giá đúng bản chất, năng lực giáo viên sẽ phát huy được tiềm năng của từng người và của cả đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên đánh giá giáo viên lại là một việc cực kỳ khó khăn, đây là một khâu yếu trong công tác cán bộ từ trước đến nay, nguyên nhân chủ yếu là do việc đánh giá giáo viên cịn nặng về cảm tính, thiếu khách quan và thiếu đánh giá thường xuyên, liên tục.

Do đó khi khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên cần lưu ý một số điểm sau:

+ Đảm bảo tính khách quan, tồn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển trên cơ sở thực hiện tự phê bình và phê bình. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, kết luận theo đa số, công khai với giáo viên được đánh giá.

+ Đánh giá đội ngũ phải dựa vào nhiều nguồn thông tin: Lấy ý kiến đánh giá của đội ngũ giáo viên đồng nghiệp, lãnh đạo địa phương, phụ huynh học sinh, phòng Giáo dục, dư luận xã hội... và tự đánh giá của bản thân họ như tác giả đã tiến hành. Hàng năm HĐQT nên tổ chức cho đội ngũ cán bộ giáo viên đóng góp ý kiến xây dựng đội ngũ giáo viên của đơn vị.

- Thông qua việc đánh giá, cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm về phẩm chất, năng lực... xem xét đâu là những ưu điểm chính, đâu là những yếu điểm cơ bản và phải đặc biệt chú ý đến hướng phát triển giáo viên đó, đồng thời cần có sự phân loại, trên cơ sở đó giúp cho HĐQT làm tốt công tác sử dụng, bồi dưỡng.

+ Về hình thức và phương pháp đánh giá

Bản thân giáo viên tự kiểm điểm, đánh giá theo các tiêu chí định sẵn. Tham khảo ý kiến tín nhiệm của đồng nghiệp.

Xin ý kiến đánh giá của Ban Giám hiệu, Cơng đồn, các đồn thể khác. Xin ý kiến đánh giá của cơ quan quản lý cấp trên (phòng giáo dục).

Để làm tốt việc khảo sát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giáo viên cần xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá cụ thể về phẩm chất, năng lực, chiều hướng khả năng phát triển... Đồng thời phải có sự chỉ đạo sát sao khách quan của phòng giáo dục và đào tạo.

- Công tác thanh, kiểm tra giáo viên MNTT cần làm có nề nếp và hiệu quả hơn. Chức năng cơ bản của HĐQT là quản lý và phải tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra. Tăng cường mạng lưới thanh tra, cộng tác viên thanh tra của phòng giáo dục, cần chú ý cả số lượng và chất lượng.

Dựa vào hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra của Phịng GD&ĐT để cụ thể hóa nội dung, phương thức, chế độ kiểm tra phù hợp với đặc điểm trường MNTT.

Nội dung thanh tra đội ngũ giáo viên các trường MNTT là:

+ Việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trước hết là việc thực hiện các quy định của ngành.

+ Ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết nội bộ. + Đạo đức, tác phong, lối sống.

+ Thực hiện nhiệm vụ năm học được phân công.

+ Công tác dự giờ, hồ sơ giáo án, hoạt động chủ nhiệm lớp...

+ Công tác tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu, nâng cao tay nghề giáo viên. + Dự giờ giảng dạy.

Kịp thời thanh tra, kiểm tra những vụ việc có liên quan đến đội ngũ giáo viên, ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực, sai phạm trong công tác chun mơn.

Thay đổi các hình thức kiểm tra, kết hợp giữa thanh tra, kiểm tra của phòng giáo dục, Sở GD & ĐT với công tác tự kiểm tra và kiểm tra chuyên đề.

Những kiến nghị, đề xuất của đoàn thanh tra, kiểm tra cần được giải quyết thoả đáng, kịp thời phát hiện động viên những cá nhân, tập thể điển hình nêu gương tốt, xử lý nghiêm túc những trường hợp sai phạm.

Sau mỗi đợt thanh tra kiểm tra cần phải có kết luận thơng báo, cá nhân được kiểm tra, đồng thời rút ra được những nhận xét, đánh giá cơ bản, bài học kinh nghiệm để thông báo đến đội ngũ giáo viên khi cần thiết.

Cần có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho thanh tra viên kiêm nhiệm của các nhà trường, giúp cho đội ngũ này có nghiệp vụ vững vàng, đánh giá giáo viên MNTT chuẩn xác, khách quan và công bằng.

- Thực hiện tốt chế độ tinh giảm biên chế. Để làm được điều đó cần thực hiện tốt chế độ thanh tra, kiên quyết sàng lọc những giáo viên MNTT sa sút về nhân cách, yếu kém về năng lực chuyên môn, chuyển các đối tượng này sang làm công tác khác không trực tiếp đứng lớp.

- Tạo điều kiện cho mỗi cá nhân giáo viên phát huy tối đa năng lực chuyên môn của bản thân. Do thực trạng hiện nay thiếu giáo viên chuyên Nhạc, Hoạ, Tin học, Ngoại ngữ nên giáo viên MNTT phải dạy tất cả các môn. Điều này đã và đang gây ra hiện tượng giáo viên soạn giảng chống đối, hình thức, không hiệu quả. Và đặc biệt, cường độ lao động của giáo viên MNTT quá cao.

Do đó tác giả đề xuất phương án cho phép giáo viên MNTT dạy theo nhóm mơn. Làm được như vậy sẽ giúp giáo viên giảm cường độ lao động, đồng thời phát huy tối đa năng lực của họ. Việc làm này không ảnh hưởng tới biên chế chung của đơn vị mà chỉ là sự phân công hợp lý hơn, phù hợp với sở trường, năng lực của từng giáo viên hơn. Từ đó mang lại hiệu quả cao hơn cho công tác giảng dạy.

c. Điều kiện thực hiện

Để sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên MNTT cần phải có các điều kiện sau:

- Chuẩn giáo viên MNTT được đưa vào áp dụng có hiệu quả. Đây sẽ là hệ thống tiêu chí đánh giá cụ thể về phẩm chất, năng lực, chiều hướng khả năng phát triển... của đội ngũ giáo viên MNTT.

- Hiện nay, trên địa bàn thành phố Tuyên Quang đang có hiện tượng, nguồn giáo viên ra trường nộp hồ sơ xin vào biên chế công lập thừa giáo viên, hệ thống trường tư thục, ngồi cơng lập vẫn thiếu giáo viên. Do đó Phịng Giáo dục và Đào tạo sớm tạo điều kiện cho HĐQT xây dựng qui chế tuyển dụng giáo viên gắn với các chế độ, chính sách thích hợp nhằm động viên, khuyến khích giáo viên giỏi.

Đây là việc làm khó nhưng khơng phải là không làm được. Làm được việc này thì mới cân đối được đội ngũ giáo viên MNTT hồn chỉnh.

3.2.2.3. Biện pháp 3: Quản lý bời dưỡng và tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên MNTT a. Mục đích

Biện pháp này nhằm định hướng và triển khai có hiệu quả cơng tác tự bồi dưỡng và bồi dưỡng, nâng chất lượng đội ngũ giáo viên MNTT trên địa bàn thành phố. Để đến năm 2020 thành phố Tuyên Quang có đội ngũ giáo viên MNTT có trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ và nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

b. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

- Trước hết cần xây dựng đội ngũ giáo viên MNTT đầu đàn làm nòng cốt ở các trường mầm non. Đội ngũ giáo viên đầu đàn là những người có nhiều kinh nghiệm trong ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, đóng vai trị nịng cốt về chuyên môn trong nhà trường và có khả năng bồi dưỡng cho thế hệ đi sau trưởng thành. Do vậy để có được đội ngũ giáo viên đầu đàn chúng ta cần thực hiện:

+ Đề ra tiêu chuẩn cho giáo viên đầu đàn: Do ngành Giáo dục - đào tạo quy định. Ví dụ:

Phương án 1: Giáo viên có trình độ đào tạo đại học sư phạm mầm non,

có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chun mơn khá giỏi, có khả năng bồi dưỡng cho đồng nghiệp, có thâm niên giảng dạy 5-7 năm.

Phương án 2: Lấy tiêu chuẩn giáo viên mầm non cao cấp là tiêu chuẩn giáo viên đầu đàn.

+ Lập kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ. Việc đào tạo giáo viên mầm non TT có trình độ từ ĐHSP trở lên hiện nay cần phải được quan tâm đúng mức.

+ Tuyển chọn người có khả năng ở các trường mầm non tư thục.

+ Bổ sung đủ giáo viên đầu đàn cho các trường, tạo điều kiện cho họ phát huy năng lực, tác dụng trong đơn vị trường học.

- Công tác bồi dưỡng, khuyến khích giáo viên tự học và nghiên cứu khoa học. Căn cứ luật Giáo dục thì trình độ chuẩn cho giáo viên mầm non là tốt nghiệp Trung học sư phạm. Song việc đào tạo để nâng cao trình độ cho giáo viên là việc rất cần thiết, phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành giáo dục - đào tạo.

Cần có cơ chế hỗ trợ kinh phí cho giáo viên MNTT tham gia học tập nâng chuẩn.

- Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tại các nhà trường phải được làm tốt hơn. Qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên có điều kiện để phát huy năng lực học tập nhiều kinh nghiệm và từng bước nâng cao chất lượng dạy học. Các hình thức bồi dưỡng có thể thực hiện là:

Cấp trường:

Sinh hoạt chuyên đề theo nhóm chun mơn Thao giảng trên lớp

Dự giờ rút kinh nghiệm Tham quan thực tế

- Nâng cao nhận thức của giáo viên trong việc bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành, làm cho họ nhận thấy việc bồi dưỡng thường xuyên là yêu cầu, là nhu cầu thực sự của mỗi giáo viên.

Trong chu kỳ tiếp theo phải đổi mới phương thức bồi dưỡng thường xuyên theo hướng tăng cường những nỗ lực tự học của các nhân và cá nhân chịu trách nhiệm về việc học của bản thân mình.

Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy nâng cao trình độ tay nghề cho giáo viên.

- Bồi dưỡng kiến thức về tin học cho giáo viên MNTT trong thời gian tới là nhu cầu tất yếu vì: việc sử dụng máy vi tính đem lại rất nhiều tiện lợi, vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang​ (Trang 73 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)