7. Cấu trúc luận văn
1.2. Một số khái niệm
1.2.3. Khái niệm phát triển đội ngũ giáo viên mầm non tư thục
1.2.3.1. Phát triển
Theo từ điển Tiếng Việt - Viện Ngơn ngữ học (2001) phát triển có nghĩa là: "Biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao,
đơn giản đến phức tạp" [34].
Từ điển triết học: "Phát triển là một quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, theo đó cái cũ biến mất và cái mới ra đời. Đối với sự phát triển, nét đặc trưng là hình thức xốy trơn ốc. Mọi q trình riêng lẻ đều có sự khởi đầu và kết thúc. Trong khuynh hướng, ngay từ đầu đã chứa đựng sự kết thúc của phát triển, cịn việc hồn thành một chu kỳ phát triển lại đặt cơ sở cho một chu kỳ mới, trong đó khơng tránh khỏi sự lặp lại một số đặc điểm của chu kỳ đầu tiên. Phát triển là một quá trình nội tại: bước chuyển từ thấp lên cao xảy ra bởi vì trong cái thấp đã chứa đựng dưới sự tiềm tàng những khuynh hướng dẫn đến cái cao là cái thấp đã phát triển. Đồng thời, chỉ ở một mức độ phát triển khá cao thì những mầm mống của cái cao chứa đựng trong cái thấp mới bộc lộ ra và lần đầu tiên mới trở nên dễ hiểu "...[32, tr.153].
Nói một cách khái quát, phát triển là sự vận động đi lên của mọi sự vật và hiện tượng tuân theo những quy luật nội tại khách quan của chúng.
Từ những khái niệm trên, tác giả cho rằng phát triển bao gồm 3 yếu tố là: tăng cường số lượng, điều chỉnh cơ cấu và nâng cao chất lượng.
Đội ngũ giáo viên mầm non tư thục
Đội ngũ: Từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học nêu khái niệm: “Đội ngũ là tập hợp một số đông người, cùng chức năng nghề nghiệp thành một lực lượng” [34].
Khái niệm đội ngũ dùng cho các tổ chức trong xã hội một cách khá rộng rãi như: đội ngũ trí thức, đội ngũ thanh niên xung phong, đội ngũ giáo viên…
Tuy nhiên, ở một nghĩa chung nhất chúng ta hiểu: Đội ngũ là tập hợp một số đông người, hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hoặc khác nghề, nhưng có chung mục đích xác định; họ làm việc theo kế hoạch và gắn bó với nhau về lợi ích vật chất và tinh thần cụ thể.
Đội ngũ giáo viên là những người lao động có nghiệp vụ sư phạm được xã hội phân công làm nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ. Vị trí của đội ngũ này ngày càng được xã hội đánh giá cao.
Giáo viên mầm non: Điều 29, điều 30, điều 31 của Điều lệ trường mầm non quy định vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viêm mầm non như sau: Giáo viên là người làm nhiệm vụ ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong trường, gồm: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên nhóm, lớp.
Nhiệm vụ của giáo viên: Thực hiện theo chương trình và kế hoạch ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo lứa tuổi; thực hiện đúng quy chế chuyên môn và chấp hành nội quy của trường; Bảo vệ an tồn tuyệt đối tính mạng của trẻ em; Gương mẫu, thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ; Chủ động phối hợp với gia đình trẻ trong việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục và tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học cho các bậc cha mẹ; Rèn luyện đạo đức; học tập văn hố; bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; Thực hiện các quyết định của hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng và của các cấp quản lý giáo dục; Thực hiện các quy định khác của pháp luật.
Đội ngũ giáo viên mầm non tư thục
Đội ngũ giáo viên mầm non tư thục là tập hợp những nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục tư thục của bậc học mầm non. Đối tượng giảng dạy, giáo dục của họ là trẻ em trong độ tuổi từ 03 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi.
Đội ngũ giáo viên trong trường mầm non tư thục chính là những tập thể sư phạm. Họ là lực lượng giáo dục chủ yếu quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và quyết định thành tích của nhà trường. Với vai trị quan trọng đó, địi hỏi đội ngũ giáo viên phải không ngừng được nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp, ổn định, đồng bộ về cơ cấu tổ chức và có điều kiện phát huy khả năng của mỗi người trên từng vị trí cơng tác.
1.2.3.2. Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non tư thục
Phát triển đội ngũ giáo viên là nhằm mục đích tăng cường hơn nữa đến sự phát triển toàn diện của người giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp.
Phát triển đội ngũ giáo viên phải mang tính đón đầu chứ khơng phải phản ứng nhất thời. Những thiếu sót trong khâu đào tạo nghiệp vụ, các nhu cầu cập nhật các kỹ năng cần thiết không phải là nguyên do căn bản dẫn đến phát triển đội ngũ giáo viên cũng như việc bồi dưỡng mang tính chất chữa cháy, lại càng khơng thể đóng vai trị chủ chốt trong cơng tác phát triển đội ngũ giáo viên.
Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non trường tư thục là xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, loại hình và nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non.
Sự phát triển của từng cá nhân giáo viên có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của toàn đội ngũ. Ngược lại, đội ngũ giáo viên mầm non phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cho cá nhân phát triển tốt hơn. Do vậy, phát triển đội ngũ giáo viên mầm non trường ngồi cơng lập vừa là phát triển tập thể giáo viên vừa là phát triển phẩm chất và năng lực của từng cá nhân giáo viên để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non tư thục.
a. Phát triển số lượng: Điều 19 Văn bản hợp nhất số 04-VBHN-BGĐT
nêu: Mỗi nhóm, lớp có đủ số giáo viên theo quy định, nếu có từ 2 giáo viên trở lên thì hiệu trưởng phân cơng 1 giáo viên phụ trách chính.
b. Nâng cao chất lượng:
Tại điều 70, mục 1, chương IV luật Giáo dục 2005 qui định nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:
Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp;
Lý lịch bản thân rõ ràng.
Trình độ chuẩn của giáo viên mầm non được quy định là Trung cấp Sư phạm Mầm non.
Người giáo viên mầm non cần thiết phải có các kiến thức và năng lực cơ bản: Kiến thức các mơn trong chương trình; Ngồi ra, cịn có 2 mơn học tự chọn là Ngoại ngữ và Tin học dành cho các trường có điều kiện; Kiến thức về lý luận dạy học, giáo dục học và tâm lý học mầm non; Người giáo viên mầm non phải nắm vững các phương pháp dạy học hiện đại, đặc trưng của từng mơn học để từ đó áp dụng có hiệu quả vào cơng tác giảng dạy. Đồng thời giáo viên cũng phải nắm được các phương pháp giáo dục học sinh, nắm được các qui luật tâm sinh lý của từng em để có biện pháp giáo dục thích hợp.
Ngồi các hiểu biết nói trên, người giáo viên cịn phải có một số kỹ năng cơ bản khác cần phải được bồi dưỡng thường xuyên, liên tục như đào tạo một người lao động lành nghề. Đó là:
- Kỹ năng chuẩn bị bài giảng và tổ chức các hoạt động bài giảng: Giáo viên xác định mục đích yêu cầu và các kiến thức cơ bản của bài giảng, tài liệu tham khảo, lựa chọn phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh.
- Kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học: Thời đại hiện nay khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc do đó thiết bị hỗ trợ dạy học ngày càng hiện đại. Điều đó địi hỏi mỗi giáo viên phải khơng ngừng phấn đấu học hỏi để tiếp cận, sử dụng tốt các thiết bị đó.
- Kỹ năng tổ chức và kỹ năng giao tiếp: Đối tượng giao tiếp của GV MNTT là các em học sinh nhỏ tuổi, đang tuổi chơi mà học, học mà chơi. Do vậy người GV MNTT phải biết tổ chức giao tiếp, tổ chức các hoạt động vui chơi, các trò chơi học tập... Các hoạt động đó sẽ tạo mơi trường cho trẻ em được thể hiện năng lực cá nhân của các em, giúp các em phát triển tồn diện hơn.
Tóm lại, nâng cao chất lượng đội ngũ GV MNTT là giúp đội ngũ đó có được trình độ hiểu biết pháp luật, có trình độ lý luận sắc bén, có hiểu biết sâu rộng, có các kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu của bậc học.
c. Điều chỉnh cơ cấu đội ngũ
Phát triển đội ngũ giáo viên phải chú trọng đến sự đồng bộ về cơ cấu. Sự đồng bộ này thể hiện ở các mặt sau:
- Cơ cấu hợp lý về độ tuổi. - Cơ cấu hợp lý theo địa bàn.
Sự cân đối về cơ cấu của đội ngũ giáo viên sẽ là động lực, là điều kiện để phát triển bậc học trong địa bàn nhất định. Nó góp phần tạo ra sự ổn định về tâm lý giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng cơng tác dạy học trên địa bàn.
1.2.3.3. Phát triển GV MNTT trong giáo dục MN giai đoạn hiện nay
Trong định hướng phát triển giáo dục MN giai đoạn hiện nay đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải phấn đấu tự học, tự rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, sáng tạo trong giảng dạy, học tập thêm kiến thức để cập nhật với kiến thức mới.
Qua 9 năm triển khai thực hiện có thể thấy chương trình giáo dục MN mới đã khắc phục được các nhược điểm của chương trình cũ: tăng cường hơn tính thực tiễn, quan tâm hơn đến khả năng thực hành của trẻ em MN, phát huy tính tích cực sáng tạo ở trẻ, nâng cao kinh nghiệm sống cho trẻ vượt bậc. Chương trình mới kiến thức nâng cao hơn, gắn thực tiễn hơn và thực hành nhiều hơn. Vấn đề đổi mới chương trình MN khơng chỉ là đổi mới nội dung chương trình mà cịn đổi mới phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học mới hướng tới đối tượng học sinh là chủ yếu. Học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức. Học
sinh sẽ chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức theo nhu cầu của bản thân. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng học sinh đi tìm kiến thức mới. Phương pháp mới cũng chú trọng đặc biệt tới việc hình thành kỹ năng kinh nghiệm sống cho học sinh. Để làm được như vậy, đòi hỏi đội ngũ giáo viên MN phải được chuẩn bị tốt để tiếp cận với phương pháp dạy học mới, với phương pháp sử dụng thiết bị dạy học mới hiện đại. Đó là con đường tự học, tự rèn, tự nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân mỗi giáo viên MNTT.
Điều đó nhằm ngày càng tạo điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ em tốt hơn. Và muốn làm được điều đó đội ngũ giáo viên MNTT phải được phát triển đủ số lượng, đủ cơ cấu môn học để đáp ứng yêu cầu dạy học.
Như vậy phát triển giáo viên MNTT là yêu cầu tất yếu để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình mầm non mới. Sự phát triển này nếu được tính tốn kỹ càng, sát thực tiễn thì sẽ tạo hiệu quả cao cho giáo dục MNTT, giảm được sự lãng phí khơng cần thiết và góp phần vào thành cơng của đổi mới chương trình GD, trong đó có giáo dục MN.