Thực trạng các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang​ (Trang 58 - 64)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Thực trạng các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường

mầm tư thục, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

2.3.2.1. Thực trạng các biện pháp hiện nay

Để có những số liệu đầy đủ về thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên của CTHĐQT trường mầm non, tác giải đã tiến hành dùng phiếu trưng cầu ý kiến và phỏng vấn trực tiếp các đối tượng là cán bộ Sở GD & ĐT, Phòng GD & ĐT, Cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương, cán bộ quản lý trường MNTT, giáo viên tổng số 96 người. Kết quả thu được thống kê dưới đây.

Bảng 2.6. Mức độ quan tâm của lãnh đạo các cấp và nhân dân tới việc quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non tư thục

Nội dung Mức độ Điểm X Thứ bậc Rất quan tâm Bình thường Ít quan tâm

CBQL các cấp, ngành giáo dục và đào tạo 48 40 8 2,42 2

CBQL các trường 50 43 3 2,49 1

Nhân dân và cha mẹ học sinh 32 33 31 2,01 3

- Qua bảng 2.11 cho ta thấy mức độ quan tâm của lãnh đạo các cấp và nhân dân đến việc quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tư thục đã được quan tâm nhiều, điểm trung bình giao động 2,0 < X < 2,49.

- Mức độ quan tâm của các ban ngành không đồng đều, quan tâm nhiều nhất là lãnh đạo các nhà trường thể hiện X = 2,49 (Max =3), quan tâm ít hơn là nhân dân và cha mẹ học sinh X = 2,0.

Như vậy, HĐQT các nhà trường phải tích cực, chủ động và có sự chỉ đạo chặt chẽ hơn đối với BGH các nhà trường trong việc tham mưu với các cấp ủy

Đảng, chính quyền, các cấp lãnh đạo ngành giáo dục. Đồng thời phải tổ chức tuyên truyền sâu rộng hơn trong nhân dân về tầm quan trọng việc xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, người CTHĐQT cũng cần phải năng động, sáng tạo, có các biện pháp quản lý phù hợp và mang lại hiệu quả hơn.

2.3.2.2. Thực trạng các biện pháp đã thực hiện

Các cấp lãnh đạo và nhân dân đã có nhận thức đúng và có sự quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non tư thục nhưng trên thực tế, họ đã làm gì để thực hiện chủ trương đó. Nghiên cứu trên các đối tượng nêu trên, kết quả thu được:

a. Thực trạng triển khai việc xây dựng kế hoạch quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non tư thục

Bảng 2.7. Mức độ triển khai việc xây dựng kế hoạch quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non tư thục

Nội dung Mức độ Điểm X Thứ bậc Rất quan tâm Bình thường Ít quan tâm

Tạo nguồn giáo viên mầm non tư thục 26 34 36 1,90 5 Tính khả thi của công tác xây dựng kế hoạch 38 44 14 2,25 3 Tính sát hợp với điều kiện thực tiễn địa phương 67 28 1 2,69 1 Tính chính xác của công tác dự báo 20 23 53 1,66 6

Tính kịp thời của kế hoạch 30 31 35 1,95 4

Năng lực xây dựng kế hoạch của đội ngũ

cán bộ làm kế hoạch hiện nay 65 29 2 2,66 2

- Về việc triển khai thực hiện xây dựng kế hoạch quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non tư thục ngoài công lâ ̣p qua bảng 2.12 trên đây đã cho chúng ta thấy việc triển khai thực hiện ở các trường còn rất hạn chế, điểm trung bình dao động từ 1,66 < X < 2,69.

- Nhất là về việc tạo nguồn và tính chính xác của công tác dự báo và tính kịp thời của kế hoạch điểm trung bình đều dưới X < 2,0.

- Như vậy, việc triển khai thực hiện xây dựng kế hoạch quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non tư thục hoàn toàn phụ thuộc vào nhà trường. Chính vì vậy mà người cán bộ quản lý, đứng đầu là CTH ĐQT cần phải năng động, sáng tạo, có biện pháp quản lý phù hợp và hiệu quả để có thể sớm xây dựng kế hoạch quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non tư thục đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

b. Thực trạng công tác tuyển giáo viên mầm non tư thục

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát công tác tuyển giáo viên mầm non tư thục

Nội dung Mức độ Điểm X Thứ bậc Tốt Bình thường Chưa tốt

Việc công khai các chỉ tiêu tuyển 96 0 0 3,00 1

Tính chiến lược trong việc tuyển

giáo viên 38 32 26 2,13 4

Tính công bằng trong công tác tuyển 86 8 2 2,88 2

Thủ tục hành chính 69 23 4 2,68 3

Qua bảng 2.13 chúng ta nhận thấy thực trạng công tác tuyển giáo viên mầm non tư thục trong nhà trường khá tốt. Điểm trung bình dao động từ 2,13< X < 3,0.

- Nhà trường thực hiện tốt công khai chỉ tiêu rất tốt (điểm trung bình X=3). CTH ĐQT đã là tốt tính công bằng trong công tác tuyển dụng. Bên cạnh đó thì vẫn còn một số lãnh đạo chưa năng động, chưa làm tốt công tác chiến lược trong việc tuyển giáo viên (điểm trung bình X = 2,13).

- Trường Mầm non chịu sự quản lý của HĐQT về công tác tổ chức, nội quy, quy chế hoạt động của nhà trường, song công tác này làm chưa quán triệt (điểm trung bình X = 2,68).

Tóm lại, công tác tổ chức quản lý trong nhà trường cần được đẩy mạnh hơn nữa trong công tác phối kết hợp với các cấp ngành, đoàn thể trong nhà trường để làm tốt hơn nữa công tác tuyển dụng giáo viên mầm non. Tuyển dụng đầu vào có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội.

c. Thực trạng công tác sử dụng giáo viên mầm non hiện có

Bảng 2.9. Kết quả công tác sử dụng giáo viên mầm non hiện có

Nội dung Mức độ Điểm X Thứ bậc Rất quan tâm Bình thường Ít quan tâm Tính công bằng 45 27 24 2,22 4 Thực hiện các chế độ chính sách 44 31 21 2,24 3

Hợp lý phát huy được tính tích cực của GV 71 25 0 2,74 1 Phát huy tính dân chủ trong trường học 42 25 29 2,14 5

Năng lực, khả năng xử lý thông tin 30 47 19 2,11 6

Hiệu quả 44 36 16 2,29 2

Trong những năm gần đây, HĐQT các trương MNTT đã quan tâm xây dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ngày càng đông đảo, có uy tín về phẩm chất, tích cực sáng tạo trong công việc, đặt hiệu quả công việc lên hàng đầu luôn tự bồi dưỡng bản thân nhưng cũng còn mặt hạn chế về tính dân chủ trong trường học, tính công nằng chưa được quan tâm thể hiện năng lực, tầm nhìn và khả năng xử lý thông tin, xử lý tình huống để thích ứng cái mới chưa bộc lộ rõ nét. Điểm trung bình dao động từ 2,11< X < 2,74.

c. Thực trạng công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng giáo viên mầm non của đội ngũ giáo viên MNTT

Bảng 2.10. Kết quả công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên MNTT

Nội dung Mức độ Điểm X Thứ bậc Rất quan tâm Bình thường Ít quan tâm

Nội dung bồi dưỡng 45 28 23 2,23 4

Hình thức bồi dưỡng 46 30 20 2,27 3

Phương pháp bồi dưỡng 69 27 0 2,72 1

Hiệu quả 42 24 30 2,13 5

Đội ngũ giảng viên bồi dưỡng 28 49 19 2,09 6

- Mức độ thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý - giáo viên - công nhân viên chưa cao, quan tâm nhiều nhất là việc quản lý theo chế định giáo dục,qui chế dân chủ điểm trung bình X= 2,72; thấp nhất là công tác đào tạo và bồi dưỡng X= 2,09.

- Tất cả cán bộ quản lý - giáo viên trường mầm non khả năng xử lý thông tin, xử lý tình huống, luôn tích cực, chủ động triển khai và thực hiện cái mới chưa đồng đều. Tuy nhiên cũng phải nhận thấy trên thực tế năng lực của một số cán bộ quản lý - giáo viên mầm non còn nhiều mặt hạn chế, chưa có kiến thức và kỹ năng quản lý - giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ nhà trường. Vì vậy chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng điểm trung bình X= 2,29.

- Một số cán bộ quản lý- giáo viên do đã lớn tuổi, nên không đi học nâng cao trình độ và bồi dưỡng trên chuẩn. Điều đó gây khó khăn cho qui hoạch- bố trí đội ngũ đáp ứng yêu cầu chuẩn quốc gia và ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý - chất lượng giảng dạy ở trường mầm non, điểm trung bình X= 2,13.

Như vậy, để đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia, đội ngũ cán bộ quản lý - giáo viên cần phải được bồi dưỡng về khả năng xử lý thông tin, xử lý tình huống để thích ứng trước cái mới và nâng cao trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn.

d. Thực trạng công tác xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị

Bậc học mầm non đồng thời vừa thực hiện chức năng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ, vừa thực hiện chức năng giáo dục hình thành những cơ sở ban đầu quan trọng cho sự phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Vì vậy, các yếu tố thuộc về điều kiện, phương tiện phục vụ cho các hoạt động của nhà trường có ý nghĩa rất quan trọng.

Bảng 2.11. Thực trạng công tác xây dựng cơ sở vật chất của trường Mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Tuyên Quang

Nội dung Mức độ Điểm X Thứ bậc Rất quan tâm Bình thường Ít quan tâm

1. Tăng quỹ đất cho các trường mầm non 21 34 41 1,79 3 2. Xây thêm phòng học, phòng chức năng 24 37 35 1,89 2

Kết quả thống kê ở bảng 2.9 thể hiện rõ mức độ quan tâm về đầu tư trang thiết bị là cao nhất, điểm trung bình X = 2,65 (Max= 3); còn thấp nhất là về việc tăng quỹ đất cho các trường Mầm non, điểm trung bình X= 1,79.

Như vậy, vấn đề tăng quỹ đất cho các trường mầm non gặp rất nhiều hạn chế, điểm trung bình X= 1,79 là do trường nằm tại trung tâm thành phố nên vấn đề diện tích mặt bằng và diện tích lớp học, sân chơi/trẻ là vấn đề bức xúc nhất đối với nhà trường. Giải pháp là nhà trường đã được vận động chuyển đổi với nhà dân để tăng diện tích mặt sàn/trẻ và diện tích sân chơi cho trẻ.

Các phòng chức năng ở hầu hết các trường còn thiếu, chủ yếu mới có phòng Hiệu Trưởng, phó hiệu trưởng, phòng hành chính, phòng hoạt động âm nhạc, điểm trung bình X= 1,89. Khu vệ sinh cho trẻ được các trường chú ý cải tạo khép kín để tiện cho trẻ sinh hoạt. Song còn một số trường công trình vệ sinh chưa liền với lớp học.

Như vậy, theo yêu cầu về cơ sở vật chất- trang thiết bị trường chuẩn quốc gia nhà trường mới chỉ gần đủ về diện tích sử dụng ở mức tối thiểu, khối công trình hoặc chưa đủ hoặc đã có nhưng không đạt chuẩn. Đây là tiêu chuẩn còn gặp nhiều khó khăn nhất trong tiến trình xây dựng trường chuẩn quốc gia, đòi hỏi phải có sự lỗ lực phấn đấu của HĐQT, ban giám hiệu và sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của các Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các ban ngành chức năng.

e. Thực trạng kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên trường Mầm non tư thục thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

Kiểm tra có vai trò quan trọng trong quản lí, lãnh đạo nói chung và quản lí nhà trường nói riêng. Trong hệ thống lí luận và thực tiễn quản lí đã khẳng định: Lãnh đạo phải có kiểm tra, lãnh đạo mà không có kiểm tra thì coi như không lãnh đạo. Thông qua kiểm tra để chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm trong hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên, đồng thời giúp đội ngũ giáo viên khẳng định thành quả lao động của mình, cũng thông qua kiểm tra giúp nhà quản lí có những quyết định quản lí đúng đắn, khách quan, đảm bảo chất lượng dạy học hiệu quả và duy trì nền nếp dạy và học của nhà trường.

Công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV luôn được nhà trường chú ý. Nhà trường có kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. Kết quả điều tra cho thấy có 100% ý kiến của cán bộ quản lí và giáo viên cho rằng nhà trường thường xuyên tiến hành kiểm tra đánh giá định kỳ, kiểm tra đánh giá hàng ngày.

Bảng 2.12. Đánh giá về mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá của trường MNTT thành phố Tuyên Quang

TT Công tác kiểm tra

Thường

xuyên

Không thường xuyên

SL % SL %

1 Kiểm tra đánh giá định kỳ (theo kỳ, theo

tháng, theo năm học, theo chủ đề, chủ điểm) 96 100 0 0 2 Kiểm tra đánh giá đột xuất 33 38.1 63 61.9

3 Kiểm tra hàng ngày 96 100 0 0

Như vậy có thể thấy, trường MNTT thực hiện rất nghiêm túc các hoạt động kiểm tra đánh giá đối với giáo viên và nội dung tập trung chủ yếu vào công tác chuyên môn của giảng viên. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để nhà trường xây dựng và duy trì nền nếp, nội quy của đơn vị, nâng cao ý thức tự giác của giáo viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, từng bước xây dựng vị thế của nhà trường trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang​ (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)