7. Cấu trúc luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Sáu biện pháp nêu trên đóng vai trị rất quan trọng trong quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường MNTT thành phố Tuyên Quang đến. Tuy mỗi
biện pháp có vị trí, vai trị và chức năng khác nhau, song nó có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại hỗ trợ lẫn nhau. Các biện pháp này phải được thực hiện một cách đồng bộ và thống nhất trong quá trình quản lý. Nếu tách từng biện pháp riêng lẻ thì khơng có tác dụng đem lại lợi ích, giá trị đối với cơng tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên cũng như trong hoạt động quản lý.
Các biện pháp tuy không phải là mới, song nó là những biện pháp thiết thực mà những người làm công tác quản lý giáo dục đặc biệt là quản lý giáo dục mầm non phải quan tâm. Bởi vì, chắc chắn các biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả nhất định trong công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non tư thục.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất
Để chứng minh tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí phát triển đội ngũ giáo viên của trường MNTT thành phố Tuyên Quang, tác giả đã tiến hành trưng cầu ý kiến của một số cán bộ quản lí và giáo viên. Tổng số người được xin ý kiến là 84, trong đó Lãnh đạo quản lý giáo dục các cấp là 54, giáo viên là 30.
Để xét sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí phát triển đội ngũ giáo viên, tác giả lập bảng so sánh và áp dụng cơng thức tính hệ số tương quan Spearman như sau:
2 2 6 D R 1 n n 1 r: là hệ số tương quan
D: là hiệu số thứ bậc giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. N: là số các biện pháp.
3.4.1. Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp đề xuất
Nội dung câu hỏi 1: Để nâng cao chất lượng hoạt động quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường MNTT, xin đồng chí vui lịng cho biết ý kiến của mình về tính chất cần thiết của nhóm biện pháp đề xuất trong luận văn nghiên cứu sau đây của chúng tôi.
Cách cho điểm: Rất cần thiết/ Rất khả thi = 3 điểm; cần thiết/ khả thi = 2 điểm; ít cần thiết/ ít khả thi = 1 điểm. Sau đó tính điểm trung bình của các biện pháp và tiến hành xếp thứ bậc cho tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.
Kết quả khảo sát được thể hiện dưới bảng thống kê sau:
Bảng 3.1. Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp quản lí phát triển đội ngũ giáo viên trường MNTT thành phố Tuyên Quang
TT Các biện pháp đề xuất Mức độ cần thiết Chung Rất Cần thiết Cần thiết ít cần thiết ∑ điểm Điể m TBC Thứ bậc SL % SL % SL % 1 Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên MNTT thành phố Tuyên Quang đến 2020
84 100 0 0 0 0 254 3 1
2 Quản lý sử dụng đội ngũ
giáo viên MNTT hiện có 78 92,9 4 4,8 2 2,3 244 2,9 4 3
Quản lý bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên MNTT
83 98,8 1 1,2 0 0 251 2,99 2
4
Quản lý công tác tuyển giáo viên MNTT chất lượng cao
84 100 0 0 0 0 254 3 1
5
Tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá 80 95,2 4 4,8 248 2,95 3 6 Thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ. Điều chỉnh, ban hành các văn bản quy định nội bộ phù hợp với thực tế của nhà trường, cải thiện chế độ đãi ngộ nâng cao thu nhập của giáo viên
Nhìn vào kết quả khảo nghiệm trên chúng ta thấy rằng các biện pháp đề xuất đều có tính cần thiết cao. Điều này cho thấy, các biện pháp đưa ra là phù hợp và đều cần thiết để nâng cao hiệu quả cơng tác quản lí phát triển đội ngũ giáo viên của trường MNTT.
3.4.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Nội dung câu hỏi 2: Để nâng cao chất lượng hoạt động quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường MNTT, xin đồng chí vui lịng cho biết ý kiến của mình về tính khả thi của các nhóm biện pháp đề xuất trong luận văn nghiên cứu sau đây của chúng tôi. Kết quả khảo sát được thể hiện dưới bảng thống kê sau:
Bảng 3.2. Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lí phát triển đội ngũ giáo viên trường MNTT thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
TT Các biện pháp đề xuất
Mức độ khả thi Chung
Rất khả
thi Khả thi Ít khả thi ∑ điểm Điểm TBC Thứ bậc SL % SL % SL % 1
Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên MNTT thành phố Tuyên Quang đến 2020
84 100 0 0 0 0 254 3 1
2 Quản lý sử dụng đội ngũ giáo
viên MNTT hiện có 74 88,1 6 7,1 4 4,8 238 2,83 4 3
Quản lý bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên MNTT
73 86,9 11 13,1 0 0 241 2,87 3
4
Quản lý công tác tuyển giáo
viên MNTT chất lượng cao 84 100 0 0 0 0 254 3 1 5 Tăng cường và đổi mới công
tác kiểm tra, đánh giá 73 86,9 11 13,1 0 0 241 2,87 3
6
Thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ. Điều chỉnh, ban hành các văn bản quy định nội bộ phù hợp với thực tế của nhà trường, cải thiện chế độ đãi ngộ nâng cao thu nhập của giáo viên
Từ kết quả trên cho thấy các biện pháp đề xuất đều được đánh giá về tính khả thi cao, có khả năng thực hiện áp dụng vào thực tế quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường MNTT.
3.4.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí phát triển đội ngũ giáo viên trường MNTT lí phát triển đội ngũ giáo viên trường MNTT
Mối tương quan thể hiện ở bảng 3.3:
Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí phát triển đội ngũ giáo viên trường MNTT
TT Các biện pháp Mức độ đánh giá D2 Tính cần thiết Tính khả thi Điểm TBC Thứ bậc Điểm TBC Thứ bậc 1
Xây dựng kế hoạch, chiến lược quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non tư thục đến năm 2020.
3 1 3 1 0
2 Quản lý sử dụng đội ngũ giáo viên
MNTT hiện có 2,9 4 2,83 4 0
3 Quản lý bồi dưỡng và tự bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên MNTT 2,99 2 2,87 3 -1
4 Quản lý công tác tuyển giáo viên
MNTT chất lượng cao 3 1 3 1 0
5 Tăng cường và đổi mới công tác
kiểm tra, đánh giá 2,95 3 2,87 3 0
6
Thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ. Điều chỉnh, ban hành các văn bản quy định nội bộ phù hợp với thực tế của nhà trường, cải thiện chế độ đãi ngộ nâng cao thu nhập của giáo viên
3 1 2,88 2 -1
Điểm TBC 2,97 22,9 2
Dùng công thức Spearman cho ta xem xét tương quan (tương quan hạng) giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Cơng thức đó như sau:
2 2 2 6. D 6.2 1 R 1 1 1 0, 94 210 n n 1 6. 6 1
Trong công thức trên, n = 6 (ứng với 6 biện pháp).
Với hệ số tương quan thứ bậc r = +0,94 cho phép kết luận tương quan trên là thuận và chặt chẽ. Có nghĩa là giữa mức độ thực hiện các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non và hiệu quả của các biện pháp quản lí đó là rất phù hợp. Hay nói cách khác các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non được thực hiện ở mức độ nào thì sẽ cho hiệu quả tương ứng.
Trên cơ sở đó, tác giả có thể khẳng định các biện pháp đã nêu ở chương 3 là những biện pháp hữu hiệu, có thể áp dụng được vào cơng tác phát triển đội ngũ giáo viên MNTT thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
Kết luận chương 3
Qua nghiên cứu lý luận và tìm hiểu khảo sát thực tế tại địa phương cho thấy các biện pháp được đề xuất trong luận văn là đúng đắn, cần thiết và có tính khả thi cao. Các biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường. Trên cơ sở khảo sát thực trạng về đội ngũ giáo viên và cơng tác quản lí phát triển đội ngũ giáo viên ở trường MNTT, chúng tôi đề xuất 6 biện pháp giúp trường MNTT nâng cao hiệu quả của công tác quản lí phát triển đội ngũ của trường. Các biện pháp đề xuất được đánh giá là cần thiết và có tính khả thi cao, phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay của nhà trường và địi hỏi phải được thực hiện một cách đồng bộ.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu đã nêu ở các chương trên, tác giả đi đến một số kết luận sau:
Giáo dục Mầm non được coi là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững giúp cho các em hình thành nhân cách và chuẩn bị đầy đủ vào lớp 1.
Đội ngũ giáo viên MNTT Thành phố Tuyên Quang có những mặt mạnh cơ bản: phần lớn có đủ phẩm chất chính trị, gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có năng lực, trình độ, tâm huyết với nghề nghiệp, gắn bó với địa phương. Những thành tựu đạt được của giáo dục MNTT trong những năm qua có một phần đóng góp quan trọng của đội ngũ giáo viên MNTT của Thành phố Tuyên Quang nói riêng, đội ngũ giáo viên của tồn thành phố nói chung. Tuy nhiên, trước những yêu cầu đổi mới của xã hội và những đòi hỏi về việc nâng cao chất lượng giáo dục thì đội ngũ giáo viên MNTT ở Thành phố Tun Quang cịn có những hạn chế, bất cập cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, hạn chế của đội ngũ giáo viên MNTT Thành phố Tuyên Quang hiện nay vừa do khách quan, vừa do chủ quan. Nhưng nguyên nhân sâu xa là do việc quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng chưa đảm bảo yêu cầu, chưa theo một quy trình thống nhất, mang tính ngắn hạn, chưa có tầm nhìn chiến lược.
Để phát triển đội ngũ giáo viên MNTT Thành phố Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, xuất phát từ tình hình thực tiễn địa phương, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp để phát triển đội ngũ giáo viên MNTT Thành phố Tuyên Quang:
- Xây dựng và quy hoạch đội ngũ giáo viên MNTT Thành phố Tuyên Quang có tầm chiến lược dài hạn.
- Sử dụng hợp lý hơn đội ngũ giáo viên hiện có.
- Bồi dưỡng và đào tạo nâng cấp đạt chuẩn và trên chuẩn cho đội ngũ giáo viên MNTT Thành phố Tuyên Quang hiện nay.
- Tuyển giáo viên MNTT chất lượng cao để kế cận, thay thế một bộ phận giáo viên MNTT Thành phố Tuyên Quang hiện có, tạo bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy mầm non tư thục trên địa bàn thành phố.
- Tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên.
- Thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ. Điều chỉnh, ban hành các văn bản
quy định nội bộ phù hợp với thực tế của nhà trường, cải thiện chế độ đãi ngộ nâng cao thu nhập của giáo viên.
Mỗi biện pháp có vị trí và chức năng khác nhau song có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Các biện pháp nêu trên phải được thực hiện một cách đồng bộ thống nhất mới có thể phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu thực tế của giáo dục MNTT Thành phố Tuyên Quang. Để các biện pháp đó được thực thi cần có sự chỉ đạo của cấp trên, sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của bản thân đội ngũ giáo viên MNTT Thành phố Tuyên Quang.
Tác giả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của CBQL và giáo viên về các biện pháp này, kết quả cho thấy các biện pháp này cấp thiết và có tính khả thi.
Để các biện pháp thực hiện có hiệu quả, tác giả nêu ra một số khuyến nghị sau đây.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với UBND tỉnh Tuyên Quang
- Đề nghị UBND tỉnh kiến nghị với Chính phủ điều chỉnh một số vấn đề về phân vùng dân cư.
- Chỉ đạo, định hướng cụ thể cho các huyện làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên MNTT gắn liền với kế hoạch phát triển GD-ĐT.
- Nghiên cứu điều chỉnh chế độ thu hút nguồn đầu tư của các cá nhân, doanh nghiệp của thành phố sao cho khả thi.
-Trong điều kiện ngân sách cho phép, cần có chính sách khuyến khích thỏa đáng đối với tổ chức, chủ đầu tư, giáo viên trong xây dựng mơ hình điển hình giáo dục tư thục, ngồi cơng lập và nhân rộng mơ hình đó.
- Cải cách thủ tục hành chính, cấp đất, cho thuê đất, cho phép các cá nhân có điều kiện và tâm huyết với ngành giáo dục tỉnh được mở thêm các điểm trường tư thục, ngồi cơng lập, giúp các em có mơi trường học tập tốt hơn khi điều kiện cơ sở công lập chưa cho phép.
- Có hệ thống văn bản mang tính pháp quy với các loại hình tư thục, ngồi cơng lập, bán công rõ ràng và chi tiết hơn.
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
- Có hệ thống văn bản mang tính pháp quy với các loại hình tư thục ngồi cơng lập rõ ràng và chi tiết hơn.
- Tiếp tục chỉ đạo trường Đại học Tân trào củng cố và phát triển khoa Mầm non để có đủ thực lực làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên mầm non tư thục, ngồi cơng lập nói riêng và giáo viên mầm non của tỉnh và khu vực nói chung.
- Xây dựng kế hoạch dài hạn để phát triển giáo dục MNTT Thành phố Tuyên Quang nói riêng, phát triển đội ngũ giáo viên mầm non nói chung.
- Tổ chức tốt các hội thi giáo viên giỏi bậc học mầm non.
2.3. Đối với UBND thành phố - phòng giáo dục và đào tạo TP
- Đề nghị UBND và phòng giáo dục TP cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên MNTT Thành phố Tuyên Quang, coi công tác này là nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của phòng giáo dục trước mắt cũng như lâu dài. Việc phát triển đội ngũ giáo viên MNTT phải gắn liền với quy hoạch phát triển giáo dục bậc học của thành phố. Cụ thể:
+ Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho giáo viên mầm non tư thục, ngoài công lâ ̣p; tổ chức học tập Luật công chức, Luật giáo dục,...
+ Tổ chức phong trào thi đua, tổng kết kinh nghiệm chuyên môn để tạo động lực và nhân rộng điển hình.
+ Hàng năm có chế độ khen thưởng đối với giáo viên có nhiều thành tích x́t sắc.
- Có hệ thống văn bản mang tính pháp quy với các loại hình tư thục, ngồi cơng lập rõ ràng và chi tiết. Chủ thể quản lý trực tiếp cần sát sao hơn.
2.4. Đối với HĐQT - Chủ tịch Hội đồng quản trị các nhà trường
- Đề nghị HĐQT - Chủ tịch Hội đồng quản trị trường MNTT cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên MNTT Thành phố Tuyên Quang, coi công tác này là nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của nhà trường trước mắt cũng như lâu dài. Việc quản lý phát triển đội ngũ giáo viên MNTT phải gắn liền với quy hoạch phát triển giáo dục bậc học của thành phố. Cụ thể:
+ Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho giáo viên mầm non ngoài