7. Cấu trúc luận văn
2.1.3. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo của thành phố Tuyên
Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Hệ thống Giáo dục và Đào tạo của thành phố Tuyên Quang những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến cả về số lượng và chất lượng, nguồn lực tập trung cho GD ngày càng lớn và có sự quan tâm của cộng đồng. Mỗi xã, phường đều có ít nhất 1 trường mầm non, 1 trường và 1 trường THCS. Hầu hết các trường đều đặt ở các trung tâm xã, phường tạo điều kiện tốt cho việc học tập, đi lại của học sinh.
Thành phố Tuyên Quang hiện có 51 trường, trong đó: 18 trường mầm non (01 tư thục), 13 trường tiểu ho ̣c, 13 trường THCS; 01 trường liên cấp tiểu ho ̣c và THCS (tư thục), 06 trường THPT. Cơ sở vật chất được tăng cường, trường lớp
khang trang sạch đẹp hơn. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia nói riêng và sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung trên địa bàn thành phố luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, sự quan tâm, tham gia đóng góp của các tổ chức kinh tế- xã hội, của toàn dân và sự cố gắng của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các đơn vị trường học. Tính đến năm 2014, thành phố có 26/51 trường mầm non, trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia (09 trường mầm non, 09 trường, 07 trường THCS, 01 trường THPT).
Tuyên Quang đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ năm 1991; phổ cập giáo dục đúng độ tuổi năm 1999, phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 1995. Năm 2013, Tuyên Quang đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Từ đó đến nay thành phố luôn duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục đúng độ tuổi mức độ 1; phổ cập giáo dục trung học cơ sở; phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và phấn đấu hoàn thành phổ cập GDTH đúng độ tuổi mức độ 2. Việc đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương ngày càng được chú trọng hơn, công tác xã hội hóa giáo dục có những bước tiến mới.
Chất lượng dạy và học được chú trọng, thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ từ thành phố đến cơ sở. Trong giai đoạn 2010-2014 thành phố đã cử 24 cán bộ, giáo viên đào tạo trình độ thạc sỹ; 234 cán bộ, giáo viên đào tạo trình độ cao đẳng, đại học ngành sư phạm. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm 100%, trong đó giáo viên có trình độ trên chuẩn đạt 50%. Chất lượng giảng dạy và học tập ngày càng được nâng cao. trong những năm học gần đây việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đạt hiệu quả. Số học sinh giỏi các cấp trong 4 năm là: 3204 em trong đó : học sinh giỏi cấp thành phố 2321 em, học sinh giỏi cấp tỉnh 818 em, học sinh giỏi cấp khu vực
và quốc gia 65 em. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 100%, tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt 99%.
Những năm qua thực hiện chủ trương của ngành giáo dục, các bậc học của thành phố Tuyên Quang đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu giao. Tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Mỗi năm đều có sự phát triển đáng kể về số lượng cũng như chất lượng. Trong các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, thi tự làm đồ dùng dạy học thành phố Tuyên Quang luôn đứng vị trí thứ nhất trong tỉnh.
Đạt được những thành tựu trên là nhờ sự chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, của lãnh đạo ngành dọc, sự đồng thuận của nhân dân thành phố Tuyên Quang. Ý thức học tập của nhân dân ngày càng được nâng lên tạo điều kiện cho giáo dục phát triển. Thực hiện phong trào đổi mới phương pháp dạy học, đi từ phương pháp lấy người dạy làm trung tâm sang lấy người học làm trung tâm là một quá trình chuyển đổi từ nhận thức người dạy lẫn người học. Việc xây dựng ý thức học tập trên nền tảng dân cư thuần nông trình độ học vấn có hạn là điều hết sức khó khăn nhưng toàn ngành đã thể hiện quyết tâm, bước đầu mang lại những thành tựu đáng khích lệ.