7. Cấu trúc luận văn
1.4.3. Quản lý việc sử dụng đội ngũ giáo viên
Việc sử dụng đội ngũ sao cho có hiệu quả cao nhất luôn là câu hỏi lớn của các nhà quản lý. Một đội ngũ với rất nhiều độ tuổi, nhiều tính cách, năng lực, sở trường, hứng thú... khác nhau thì công tác quản lý sẽ rất phức tạp. Điều đó đòi hỏi công tác quản lý phải làm tốt một số công việc sau: Nắm bắt đặc điểm riêng biệt của mỗi cá nhân, mỗi nhóm cá nhân, tìm ra ưu, nhược điểm của họ để từ đó có sự phân công lao động hợp lý; Phân công công việc phù hợp, phát huy được ưu thế của họ; Đề ra được qui chế làm việc, phân công rõ ràng, công bằng; Gắn chặt các nghĩa vụ với quyền lợi của người lao động. Đảm bảo sự công bằng trong đãi ngộ.
Đặc thù của GV MNTT là phải dạy tất cả các môn học, trong khi năng lực của mọi giáo viên không phải là toàn tài, nên khi phân công lao động cho giáo viên nếu phát huy được sở trường của họ thì sẽ phát huy tốt nhất năng lực vốn có của họ, hiệu quả công tác của giáo viên sẽ rất cao.
Bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ là việc làm cần thiết đòi hỏi các cấp quản lý đặc biệt quan tâm. Đối với đội ngũ giáo viên thì việc làm này càng cần thiết hơn bao giờ hết bởi: Các kiến thức, các phương pháp dạy học luôn biến động đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên cập nhật nếu không muốn bị lạc hậu.
Việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên có thể tiến hành với nhiều mục đích khác nhau: Bồi dưỡng để đạt chuẩn theo quy định của ngành học; Bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nâng chuẩn lên trên chuẩn.
Việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cũng có thể tiến hành với nhiều hình thức đa dạng, phong phú để tạo điều kiện tốt nhất cho người học: Bồi dưỡng theo chuyên đề ngắn hạn. Bồi dưỡng hè.Bồi dưỡng tại chức, chuyên tu, từ xa...
Việc bồi dưỡng cho giáo viên phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và có hiệu quả để sau mỗi khoá học, đợt học, giáo viên thấy được sự trưởng thành của mình, thấy được lợi ích thiết thực của việc bồi dưỡng.