Thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non tư thục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang​ (Trang 50 - 58)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non tư

2.3.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non tư thục

2.3.1.1. Số lượng đội ngũ giáo viên

Năm học 2013-2014, đội ngũ giáo viên MNTT thành phố Tuyên Quang có 42 GV và NV Cụ thể phân bố như sau:

Tổng số giáo viên đứng lớp 26 GV. Trong đó giáo viên mẫu giáo 24/9 lớ p, giáo viên nhà trẻ 12/6 nhóm trẻ.

Qua thống kê cho thấy ngay trong một trường, sự phân bố giáo viên cũng khơng đều. Mặc dù tính tỷ lệ giáo viên/lớp của trường MNTT thành phố Tuyên Quang tương đối cao. Song tỉ lệ học sinh/lớp quá cao so với chuẩn. Tỷ lệ giáo viên này chỉ là tối thiểu để đáp ứng số giáo viên đứng lớp vì chưa tính đến số biên chế dự phòng nghỉ thai sản 8% nữ giáo viên qui định tại quyết định 243/CP ngày 28/6/1979 của Hội đồng Chính phủ.

2.3.1.2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên

Thống kê số giáo viên, nhân viên chia theo cơ cấu theo dân tộc - giới tính: tổng số 42 giáo viên, nhân viên: trong đó 100% là nữ, dân tô ̣c 03 giáo viên, đô ̣ tuổi trung bình 28,5 tuổi, số năm trong ngành trung bình 8 năm.

Qua thống kê trên, tác giả thấy tỷ lệ giáo viên nữ chiếm 100%. Điều này cho thấy việc môi trường làm việc tồn nữ có nhiều bất cập, dễ gây mâu thuẫn nội bộ, tính bình đẳng chưa cao. Đa số phụ nữ có con nhỏ, đang trong độ tuổi sinh đẻ nên ảnh hưởng đến ngày công lao động.

2.3.1.3. Độ tuổi đội ngũ giáo viên

Qua biểu thống kê trên, tác giả thấy giáo viên MNTT thanh phố Tuyên Quang hiện nay có độ tuổi bình qn thấp (Độ tuổi trung bình 28,5 tuổi). Độ tuổi trung bình này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Nguyên nhân là do:

- Đội ngũ giáo viên MNTT đều mới tuyển dụng, một số chuyển từ các huyện về theo gia đình.

- Số giáo viên về nghỉ chế độ khơng nhiều (Tuổi nghề trung bình mới đạt 8 tuổi).

Do vậy, hiện tại và trong giai đoạn đến 2020 thành phố Tuyên Quang sẽ phải đối mặt với mâu thuẫn tình trạng " trẻ hố” đội ngũ để thích ứng, tạo hiệu quả cao đối với giáo dục MNTT vì đặc điểm trẻ em MN thích được học cô giáo trẻ với

những kiến thức mới, năng động, bản lĩnh và ngày công đảm bảo.

Đội ngũ giáo viên trong độ tuổi sinh đẻ còn làm cho việc nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ gặp khơng ít khó khăn. Đội ngũ giáo sinh trẻ, khoẻ, được đào tạo chính quy, có bằng cấp trên chuẩn (Đại học, cao đẳng) sẽ có rất ít cơ hội để được tuyển vào biên chế ngay.

2.3.1.4. Tuổi nghề

Tuổi nghề trung bình là 8 đã chứng tỏ đội ngũ giáo viên MNTT đã có thâm niên ở mức thấp. Tuy nhiên, với chỉ số này thì 5 năm tới số giáo viên nghỉ chế độ sẽ không nhiều. Ảnh hưởng tới việc tuyển dụng mới.

2.3.1.5. Chất lượng a. Trình độ đào tạo

Những năm gần đây, với sự ủng hộ của trường Đại học Tân Trào với sự ham học hỏi của mỗi giáo viên và sự tạo điều kiện của các cấp quản lý giáo dục nên trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên tư thục thành phố Tuyên Quang đã tăng nhanh chóng. Số giáo viên đạt trình độ trên chuẩn tăng nhanh.

Trình độ đào tạo của giáo viên mầm non tư thục thành phố Tuyên Quang hiện nay: Đại học chiếm 12%, Cao đẳng chiếm 43%, trung cấp chiếm 45%.

So với chuẩn quy định hiện nay thì đội ngũ giáo viên MNTT thành phố Tun Quang có trình độ đào tạo tương đối khá. Tuy nhiên, số lượng giáo viên tốt nghiệp ĐHSP MN chính quy chỉ có 2 người (chiếm tỷ lệ 5%), Cao đẳng MN chính quy chỉ có 4 người (chiếm tỷ lệ 10%). Số có trình độ ĐHSP và CĐSP MN còn lại chủ yếu qua hình thức chuyên tu, tại chức nâng cao trình độ. Một bộ phận có chất lượng giảng dạy chưa thật sự tương xứng với bằng cấp.

Về trình độ tin học, 19% số giáo viên MNTT được hỏi biết ít hoặc khơng biết tin học.

Về trình độ ngoại ngữ, theo số liệu điều tra năm học 2013-2014 của 42 giáo viên MNTT trên địa bàn thành phố thì có tới 93% giáo viên khơng biết ngoại ngữ, có 5% biết ở trình độ A, 2% biết ở trình độ B.

Bảng 2.3. Thống kê trình độ tin học và ngoại ngữ của giáo viên Mầm non tư thục thành phố Tuyên Quang

STT Tên trường Tổng số giáo viên Ngoại ngữ Tin học Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Mầm non Hoa Hồng 42 3 7 34 60 2 Tổng 42 3 7 34 60

Vấn đề trình độ đào tạo phân tích ở trên mới chỉ dừng ở bằng cấp. Điều quan trọng là chất lượng giảng dạy và năng lực thực sự của giáo viên MNTT.

b. Chất lượng chun mơn

Hầu hết giáo viên có thái độ nghề nghiệp tốt, u thích gắn bó với nghề lâu dài, có hiểu biết về xã hội, có kiến thức phổ thông và kiến thức tâm lý, giáo dục tương đối tốt, có kỹ năng tổ chức giờ dạy trên lớp, có hiểu biết về đổi mới phương pháp dạy học MN, nắm chắc chương trình MN mới.

Kết quả đánh giá giáo viên MNTT thành phố Tuyên Quang theo chuẩn GVMN như bảng sau:

Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên MNTT theo các yêu cầu của chuẩn GVMN

Số giáo viên tham gia: 33

Lĩnh vực Mức độ 0 (Kém) Mức độ I (Yếu) Mức độ II (TB) Mức độ III (Khá) Mức độ IV (Tốt) Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Lĩnh vực 1: Phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị

Yêu cầu 1.1 1 3,0 18 54,5 4 12,1 10 30,3 Yêu cầu 1.2 3 9,1 13 39,4 14 42,4 3 9,1 Yêu cầu 1.3 2 6,1 11 33,3 14 42,4 6 18,2 Yêu cầu 1.4 3 9,1 15 45,5 12 36,4 3 9,1 Yêu cầu 1.5 1 3,0 17 51,5 10 30,3 5 15,2 Lĩnh vực 2: Kiến thức Yêu cầu 2.1 4 12,1 15 45,5 10 30,3 4 12,1 Yêu cầu 2.2 5 15,2 12 36,4 13 39,4 3 9,1 Yêu cầu 2.3 3 9,1 15 45,5 11 33,3 4 12,1 Yêu cầu 2.4 4 12,1 11 33,3 10 30,3 8 24,2 Yêu cầu 2.5 5 15,2 10 30,3 11 33,3 7 21,2

Lĩnh vực 3:Kỹ năng sư phạm (Kỹ năng giáo dục, dạy học, tổ chức)

Yêu cầu 3.1 2 6,1 16 48,5 9 27,3 6 18,2

Yêu cầu 3.2 3 9,1 12 36,4 11 33,3 7 21,2

Yêu cầu 3.3 4 12,1 10 30,3 8 24,2 11 33,3

Yêu cầu 3.4 4 12,1 12 36,4 10 30,3 7 21,2

Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên MNTT theo các lĩnh vực của chuẩn GVMN

Số giáo viên tham gia: 33

Lĩnh vực Mức độ 0 (Kém) Mức độ I (Yếu) Mức độ II (TB) Mức độ III (Khá) Mức độ IV (Tốt) Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Lĩnh vực 1: đa ̣o đức,

Tư tưởng chính tri ̣. 10 6,1 74 44,8 54 32,7 27 16,4

Lĩnh vực 2:

kiến thứ c 21 12,7 63 38,2 55 33,3 26 15,8

Lĩnh vực 3:

Kỹ năng sư pha ̣m 15 9,1 63 38,2 49 29,7 38 23,0

Qua kết quả 2 bảng trên cho thấy chất lượng giáo viên MNTT thành phố Tuyên Quang chưa cao, chủ yếu ở mức khá và trung bình, đặc biệt có một bộ phận giáo viên còn yếu (Được đánh giá ở mức độ 1). Trong khi đó số giáo viên được đánh giá ở mức độ cao nhất cịn q ít: Lĩnh vực tư tưởng, chính trị chiếm 16,4%, lĩnh vực kiến thức chỉ chiếm 15,8% và lĩnh vực kỹ năng sư phạm chiếm 23%.

Như vậy cho thấy chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên MNTT thành phố Tuyên Quang còn nhiều bất cập. Số giáo viên đạt trung bình chiếm số lượng lớn. Một bộ phận giáo viên trình độ chun mơn cịn yếu, khơng đảm nhận được công tác giảng dạy trong thực tế đổi mới hiện nay.

Nguyên nhân của những yếu kém trên là:

- Giáo viên mới ra trường dù nắm vững kiến thức chuyên môn nhưng thiếu năng lực hoạt động thực tiễn, chưa được trang bị tốt về các phương pháp dạy học phù hợp với học sinh MN trong giai đoạn hiện nay.

- Công tác tuyển dụng đầu vào đối với giáo viên MNTT thành phố Tuyên Quang thiếu sự chắt lọc và thiếu kế hoạch dài hạn. Trong thời gian ngắn tuyển dụng một lượng giáo viên lớn, trong khi năng lực đào tạo của trường CĐSP Tuyên Quang có hạn. Điều đó dẫn đến chất lượng giáo viên thấp.

- Việc bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ cho giáo viên MNTT thành phố Tuyên Quang chưa có hiệu quả cao. Nội dung bồi dưỡng chưa phù hợp, mang nặng tính lý thuyết chung chung. Người học bồi dưỡng có tâm trạng học để có đầy đủ những chứng chỉ bồi dưỡng chứ không phải học để bổ sung kiến thức mới cho chun mơn của họ.

- Chưa có chính sách tạo động lực cũng như quy định bắt buộc để vừa khuyến khích tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên vừa yêu cầu họ phải đạt đến một trình độ bắt buộc. Giáo viên sau giờ lên lớp ở trường thường ít chú trọng đến việc học tập bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học mà đa số phải làm các công việc nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình như sản xuất kinh doanh, dịch vụ...

- Giáo viên yếu kém mặc cảm tự ti không mạnh dạn trao đổi, cọ sát về chun mơn nên ít có cơ hội học tập nâng cao trình độ chun mơn.

- Một số giáo viên MNTT thành phố Tuyên Quang ngại sử dụng đồng dùng dạy học vì chưa có đủ kỹ năng hướng dẫn học sinh thực hành.

- Một nguyên nhân nữa là hiện nay giáo viên MNTT thành phố Tuyên Quang hiện nay có cường độ lao động quá lớn. Phần vì phải dạy tất cả các hoạt động cho trẻ từ chăm sóc đến giáo dục, phần vì yêu cầu của chương trình mới rất cao cho nên họ có q ít thời gian dành cho việc học tập, nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm, phần lớn thời gian tập trung cho soạn bài và làm đồ dùng dạy học.

2.3.1.6. Đánh giá chung về đội ngũ giáo viên MNTT thành phố Tuyên Quang hiện nay

Qua phân tích các mặt nêu trên cho thấy thực trạng đội ngũ giáo viên MNTT thành phố Tuyên Quang hiện nay có những mặt mạnh, mặt yếu sau:

a. Mặt mạnh

Phần lớn đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị tốt, giác ngộ lý tưởng cách mạng, tận tụy với cơng việc, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,

nếp sống, sinh hoạt lành mạnh. Nhiều đồng chí đã tham gia cơng tác giảng dạy lâu năm tỏ ra có bản lĩnh và kinh nghiệm, có ý thức gương mẫu và dìu dắt lớp trẻ khắc phục mọi khó khăn, làm tốt nhiệm vụ.

Đại đa số giáo viên phát huy được phẩm chất, năng lực, thể hiện tốt nghiệp vụ sư phạm được đào tạo, có trình độ sư phạm vững vàng, có tâm huyết và đặc biệt có ý chí tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn.

Nguyên nhân:

Công tác sử dụng giáo viên MNTT thành phố Tuyên Quang đã nâng dần hiệu quả. Phong trào rèn luyện chuyên môn của nhà trường đã và đang được giáo viên hưởng ứng.

Công tác quy hoạch, tuyển chọn giáo viên MN từng bước được cải thiện

b. Những yếu kém

Một bộ phận giáo viên MNTT thành phố Tuyên Quang chưa theo kịp yêu cầu của đổi mới chương trình Mầm non mới. Những giáo viên này chưa nắm vững nội dung, chương trình MN mới, chưa nắm chắc bản chất của các phương pháp dạy học tích cực nên giờ dạy chủ yếu vẫn là sử dụng phương pháp dạy học truyền thống.

Với độ tuổi trung bình tương đối trẻ và đang có xu hướng tăng nên sẽ gây khó khăn cho việc tuyển dụng đội ngũ giáo viên trẻ, có năng lực cống hiến cho bậc MN. Việc bồi dưỡng nâng chuẩn cho số giáo viên cao tuổi đã và đang gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao.

Một số giáo viên MNTT thành phố Tuyên Quang khi tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ dạy học hiện đại cịn lúng túng, khơng biết sử dụng thiết bị giáo dục do trình độ ngoại ngữ, tin học cịn hạn chế.

Nguyên nhân:

- Việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên MNTT thành phố Tuyên Quang có chất lượng đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa mới được quan tâm, chú trọng trong những năm gần đây cho thấy việc dự báo, quy hoạch đã

được đề cập song còn chậm và lúng túng, chưa bắt kịp nhịp độ phát triển KT- XH nói chung. Cơng tác tuyển dụng giáo viên thường giải quyết tình thế, chưa thực sự có sự đón đầu.

- Điều kiện dành cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ còn hạn chế. Giáo viên đi học bồi dưỡng nâng cao kiến thức đều phải tự lo kinh phí. Do đó ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên.

- Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên MNTT thành phố Tuyên Quang đã có kế hoạch, thực hiện liên tục, song chưa theo kịp những yêu cầu trong giai đoạn mới. Mặt khác, giáo trình sư phạm đào tạo còn lạc hậu, chưa theo kịp với sự đổi mới của giáo dục mầm non

- Công tác thanh tra, kiểm tra và các biện pháp xử lý khắc phục những hạn chế của đội ngũ giáo viên chưa kịp thời. Chế độ khen thưởng động viên giáo viên chưa được coi trọng, chưa tương xứng với công lao của đội ngũ giáo viên.

c. Những nguy cơ

Đội ngũ giáo viên tiếp cận được với các tiến bộ khoa học tiên tiến chậm, hiệu quả không cao.

d. Những cơ hội

Cơng tác xã hội hóa giáo dục đã được triển khai hiệu quả tại một thành phố miền núi trẻ. Đóng góp khơng nhỏ cho sự nghiệp giáo dục của thành phố cũng như của tỉnh.

Trước hết phải khẳng định: sự có mặt của loại hình giáo dục ngồi cơng lập trên địa bàn thành phố Tuyên Quang đã tạo một cơ hội rất tốt để thành phố Tuyên Quang giảm tải được số lượng học sinh đang rất quá tải ở các trường MN công lập. Nâng cao chất lượng GDMN, tạo ra các môi trường giáo dục tốt đẹp dành cho trẻ 3 đến 72 tháng tuổi, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Mơ hình trường ngồi cơng lập giúp cho giáo viên và học sinh MN được trang bị cơ sở vật chất tương đối tốt và những môi trường giáo dục hiện đại, bắt nhịp với miền xuôi.

Phát triển đội ngũ giáo viên trường MNTT thành phố Tuyên Quang có đầy đủ phẩm chất, năng lực là một nhu cầu cấp thiết. Bồi dưỡng phải đi đôi với quy hoạch, phân bổ hợp lý, nhằm tạo bước đột phá, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên MN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang​ (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)