7. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Định hướng phát triển GD&ĐT thành phố Tuyên Quang
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Tuyên Quang lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã nêu rõ: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện; coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh. Mở rộng quy mô hợp lý, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục đúng độ tuổi và THCS, tiến tới phổ cập giáo dục THPT ở vùng thuận lợi. Chăm lo hỗ trợ điều kiện học tập cho học sinh vùng cao, vùng gặp nhiều khó khăn. Đổi mới quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo; chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, tạo chuyển biến mới về giáo dục; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường học, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học. Phấn đấu đến năm 2015, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục đã đạt được, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 60% trường mầm non, 55% trường, 50% trường THCS, 50% trường THPT đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ huy động trẻ em 6 - 14 tuổi đến trường phấn đấu đạt 98% trở lên”.
Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng PCGD THCS, thực hiện PCGD mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi, thực hiện PCGD đúng độ tuổi mức độ 2 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; nâng cao trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và bổ sung nguồn cán bộ có chất lượng cho địa phương.
Đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục là bước phát triển đi lên của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phát huy mạnh mẽ nội lực, xã hội hoá giáo dục ở mức độ cao hơn. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở mức độ ngày càng cao, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng tại địa phương đồng thời góp phần phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói riêng.
Đẩy mạnh xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia là bước phát triển đi lên của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phát huy mạnh mẽ nội lực, xã hội hóa giáo dục ở mức độ cao và mạnh hơn. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở mức độ ngày càng cao, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng tại địa phương.
- Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, công tác bổ nhiệm sử dụng lại và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, năng động, sáng tạo và thích ứng cao với thực tế hội nhập khu vực và thế giới, nhất là sau khi đất nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới.
- Thực hiện bổ nhiệm có kỳ hạn, làm tốt công tác bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển cán bộ một cách hợp lý.
- Thực hiện tốt biện pháp về chế độ chính sách, đặc biệt đề nghị duy trì và phát huy những chính sách của địa phương đối với cán bộ quản lý vùng còn khó khăn và chính sách hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng hiện có của thành phố và của tỉnh. Xây dựng chính sách đãi ngộ với cán bộ quản lý và giáo viên giỏi. Có cơ chế thích hợp để huy động các lực lượng xã hội tham gia đóng góp tinh thần và vật chất cho sự nghiệp giáo dục.
Để có được những cơ sở đề ra các biện pháp có tính khả thi trong việc quản lý phát triển đội ngũ giáo viên MNTT, phải dựa trên các căn cứ sau:
- Căn cứ trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan.
- Căn cứ vào việc phân tích đúng đắn, khách quan thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên MNTT thành phố Tuyên Quang hiện nay.
- Căn cứ định hướng phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển GD-ĐT, đặc biệt là phát triển giáo dục MN tư thục của thành phố Tuyên Quang đến.