Quan điểm của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang​ (Trang 32)

7. Cấu trúc luận văn

1.3. Quan điểm của Đảng

1.3.1. Quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo

- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.

Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo

đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các biện pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.

- Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.

- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo.

- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và tư thục, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo.

- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.

1.3.2. Quan điểm củ a Đảng về giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là bâ ̣c học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Việc chăm lo phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của các cấp chính quyền, của mỗi ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

Nhà nước có trách nhiệm quản lý, đầu tư phát triển giáo dục mầm non; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, đẩy mạnh công tác xã hội hoá; nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục mầm non ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới.

Việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non phải được thực hiện với sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Coi trọng và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc phụ huynh, cha mẹ của trẻ nhằm thực hiện đa dạng hoá phương thức chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non theo nguyên tắc bảo đảm đồng bộ, phù hợp, tiên tiến, gắn với đổi mới giáo dục phổ thông, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1, góp phần tích cực, thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục.

1.4.Nội dung quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non tư thục

1.4.1. Quản lý việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển đội ngũ GVMNTT

Trong công tác phát triển đội ngũ GVMNTT phải quan tâm tiến hành quy hoạch đội ngũ giáo viên. Quy hoạch đội ngũ GVMNTT là bản luận chứng khoa học về phát triển đội ngũ đó để góp phần thực hiện các định hướng của tỉnh, Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT và của các Chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, đồng thời làm nhiệm vụ điều khiển, điều chỉnh trong công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý.

Ngoài việc lập quy hoạch đội ngũ, công tác phát triển đội ngũ GVMNTT cần phải có kế hoạch sử dụng hợp lý đội ngũ hiện có. Bởi vì, sử dụng không hợp lý sẽ làm cho việc phát huy khả năng của đội ngũ trở nên kém hiệu quả, sẽ không phát huy được sức mạnh vốn có, những khả năng tiềm ẩn của từng giáo viên mầm non.

1.4.2. Quản lý việc tuyển dụng giáo viên mới

Tuyển mới là công việc bổ sung vào đội ngũ những nhân viên đủ tiêu chuẩn theo quy định của tổ chức. Công tác tuyển giáo viên mới phải căn cứ trên nhu cầu thực tế của đơn vị trường học. Nhu cầu này có thể về số lượng, có thể về chất lượng, về cơ cấu. Việc tuyển GVMNTT mới hiện nay chủ yếu do các cấp quản lý từ HĐQT thực hiện, trong khi các đơn vị trường học chỉ biết nhận biên chế và phân công trong đơn vị.

1.4.3. Quản lý việc sử dụng đội ngũ giáo viên

Việc sử dụng đội ngũ sao cho có hiệu quả cao nhất luôn là câu hỏi lớn của các nhà quản lý. Một đội ngũ với rất nhiều độ tuổi, nhiều tính cách, năng lực, sở trường, hứng thú... khác nhau thì công tác quản lý sẽ rất phức tạp. Điều đó đòi hỏi công tác quản lý phải làm tốt một số công việc sau: Nắm bắt đặc điểm riêng biệt của mỗi cá nhân, mỗi nhóm cá nhân, tìm ra ưu, nhược điểm của họ để từ đó có sự phân công lao động hợp lý; Phân công công việc phù hợp, phát huy được ưu thế của họ; Đề ra được qui chế làm việc, phân công rõ ràng, công bằng; Gắn chặt các nghĩa vụ với quyền lợi của người lao động. Đảm bảo sự công bằng trong đãi ngộ.

Đặc thù của GV MNTT là phải dạy tất cả các môn học, trong khi năng lực của mọi giáo viên không phải là toàn tài, nên khi phân công lao động cho giáo viên nếu phát huy được sở trường của họ thì sẽ phát huy tốt nhất năng lực vốn có của họ, hiệu quả công tác của giáo viên sẽ rất cao.

Bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ là việc làm cần thiết đòi hỏi các cấp quản lý đặc biệt quan tâm. Đối với đội ngũ giáo viên thì việc làm này càng cần thiết hơn bao giờ hết bởi: Các kiến thức, các phương pháp dạy học luôn biến động đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên cập nhật nếu không muốn bị lạc hậu.

Việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên có thể tiến hành với nhiều mục đích khác nhau: Bồi dưỡng để đạt chuẩn theo quy định của ngành học; Bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nâng chuẩn lên trên chuẩn.

Việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cũng có thể tiến hành với nhiều hình thức đa dạng, phong phú để tạo điều kiện tốt nhất cho người học: Bồi dưỡng theo chuyên đề ngắn hạn. Bồi dưỡng hè.Bồi dưỡng tại chức, chuyên tu, từ xa...

Việc bồi dưỡng cho giáo viên phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và có hiệu quả để sau mỗi khoá học, đợt học, giáo viên thấy được sự trưởng thành của mình, thấy được lợi ích thiết thực của việc bồi dưỡng.

1.4.5. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên

Kiểm tra đội ngũ là quá trình thu thập và phân tích thông tin về từng thành viên cũng như của cả đội ngũ nhằm làm sáng tỏ thực trạng đội ngũ. Thông qua kiểm tra giúp chủ thể quản lý điều khiển tối ưu quá trình phát triển đội ngũ CBQL của mình.

Đánh giá đội ngũ là một quá trình hoạt động được tiến hành có hệ thống nhằm xác định mức độ đạt được của CBQL về mục tiêu, chỉ tiêu đã định (số lượng, cơ cấu, chất lượng), nó bao hàm sự mô tả định tính và định lượng các kết quả đạt được thông qua những nhận xét so sánh với mục tiêu.

Qua kiểm tra, đánh giá có thể đánh giá xếp loại được đội ngũ một cách khách quan và chính xác. Kết quả của quá trình đánh giá sẽ giúp phân loại, sàng lọc đối tượng và từ đó có những chiến lược phù hợp với từng loại đối tượng, giúp đối tượng tiến bộ không ngừng.

1.4.6. Quản lý việc thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên

Việc thực hiện tốt chế độ chính sách đối với giáo viên là điều kiện cần thiết nhất để động viên, khuyến khích giáo viên cống hiến tốt hơn nữa cho công tác giảng dạy. Một chế độ chính sách tốt sẽ là sự động viên kịp thời giáo viên, giúp họ tái tạo sức lao động tốt hơn và ngược lại.

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non tư thục thành phố Tuyên Quang mầm non tư thục thành phố Tuyên Quang

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

- Năng lực quản lí của lãnh đạo trường

Năng lực quản lý của người lãnh đạo nhà trường có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển nhà trường. Thông qua việc xây dựng các kế hoạch, lộ trình phát triển cho nhà trường và ban hành các quy định, quy chế hoạt động dựa trên các văn bản pháp quy của Nhà nước, của ngành nhằm tạo điều kiện, môi trường hoạt động tốt để phát huy, khai thác khả năng trí tuệ tiềm tàng trong đội ngũ giáo viên; không ngừng phát triển đội ngũ cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu và sự phát triển của nhà trường.

- Quy trình tuyển dụng

Công tác tuyển dụng giáo viên đảm bảo về số lượng và chất lượng, công tác tuyển dụng giáo viên cần được tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc để tuyển đúng người, đúng việc theo các tiêu chuẩn của nhà trường, của bậc học, của Đảng, Nhà nước đã đặt ra.

- Quy mô phát triển nhà trường có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển đội ngũ giáo viên và ngược lại. Với tiêu chuẩn trung bình 8 HS/GV theo điều lệ trường mầm non thì việc phát triển đội ngũ giáo viên về mặt số lượng có quan hệ tỷ lệ thuận với quy mô tuyển sinh hàng năm của nhà trường.

- Đào tạo bồi dưỡng: cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường phải có kế hoạch và các chính sách khuyến khích việc đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về lí luận chính trị, về quản lí hành chính nhà nước, kiến thức tin học, ngoại ngữ, cập nhật thường xuyên cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục - đào tạo. Luật giáo dục, Điều lệ trường mầm non, Luật thi đua khen thưởng... quy định cụ thể về vấn đề giáo dục - đào tạo trong các trường mầm non tư thục. Căn cứ vào các quy định cụ thể của các Luật do Nhà nước ban hành, mỗi trường xây dựng quy chế hoạt động riêng và điều này cũng có những ảnh hưởng đến việc quản lí phát triển đội ngũ của mỗi trường.

Kết luận chương 1

Trong chương 1 tác giả đã tổng hợp một số vấn đề lý luận liên quan tới quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý trường Mầm non Tư thục... phát triển, quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non tư thục. Đồng thời dựa vào mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện naygắn với một số yếu tố có tính chất đặc thù của thành phố Tuyên Quang nói riêng, tỉnh Tuyên Quang nói chung. Phần cơ sở lý luận này sẽ soi sáng cho việc điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng việc phát triển đội ngũ giáo viên mầm non tư thục thành phố Tuyên Quang để đề xuất các biện pháp khả thi nhằm xây dựng đội ngũ này đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

Chương 2

THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC

THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế văn hóa xã hội thành phố Tuyên Quang phố Tuyên Quang

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Tuyên Quang nằm ở vị trí phía Nam tỉnh Tuyên Quang, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh; nằm ở hai bên bờ sông Lô thuộc hạ lưu của hệ thống sông Lô-Gâm; cách thủ đô Hà Nội về phía Nam 165 km theo Quốc lộ 2, cách thành phố Hà Giang 154 km về phía Bắc theo Quốc lộ 2, cách thành phố Yên Bái 40 km về phía Tây theo Quốc lộ 37. Thành phố Tuyên Quang gồm 7 phường, 6 xã, với tổng diện tích tự nhiên 119,17 km2; dân số 92.409 người, với 22 dân tộc anh em sinh sống. Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, trong những năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thành phố Tuyên Quang đã ra sức phấn đấu, hăng hái thi đua học tập, lao động sản xuất. Phát huy nội lực, sáng tạo trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đã dành được nhiều thành tựu quan trọng, từng bước làm thay đổi kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Trong những thành tựu chung của thành phố có sự đóng góp quan trọng và có nhiều dấu ấn nổi bật đó là kết quả công tác giáo dục và đào tạo qua các thời kỳ phát triển của thành phố.

2.1.2. Tình hình kinh tế-xã hội

Thành phố Tuyên Quang có 13 xã, phường, An Tường là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa của thành phố. Với vị trí thuận lợi trong những năm qua Thành phố Tuyên Quang tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 16,49%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ, thương mại, công nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp. Năm

2014: Dịch vụ, thương mại chiếm 51,79%; Công nghiệp, thủ công nghiệp và xây dựng 45,20%; Nông, lâm nghiệp, thủy sản 3,01%.

Tổng giá trị sản xuất các ngành cũng có sự thay đổi: Năm 2010: Nông lâm nghiệp thuỷ sản: 90,94 tỷ đồng, Công nghiệp, TCN và xây dựng: 647 tỷ đồng; Dịch vụ: 2.180 tỷ đồng. Năm 2014 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 81,86 tỷ đồng; Công nghiệp, TCN và xây dựng 1.676 tỷ đồng; Dịch vụ, thương mại 5.350 tỷ đồng.

Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người 20 triệu đồng/người/năm; đến năm 2014 thu nhập bình quân đầu người đã nâng lên 41 triệu đồng/ người/năm.

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển ổn định. Các hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)