Nội dung quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non tư thục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang​ (Trang 34 - 37)

7. Cấu trúc luận văn

1.4. Nội dung quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non tư thục

1.4.1. Quản lý việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển đội ngũ GVMNTT

Trong công tác phát triển đội ngũ GVMNTT phải quan tâm tiến hành quy hoạch đội ngũ giáo viên. Quy hoạch đội ngũ GVMNTT là bản luận chứng khoa học về phát triển đội ngũ đó để góp phần thực hiện các định hướng của tỉnh, Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT và của các Chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, đồng thời làm nhiệm vụ điều khiển, điều chỉnh trong công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý.

Ngoài việc lập quy hoạch đội ngũ, công tác phát triển đội ngũ GVMNTT cần phải có kế hoạch sử dụng hợp lý đội ngũ hiện có. Bởi vì, sử dụng khơng hợp lý sẽ làm cho việc phát huy khả năng của đội ngũ trở nên kém hiệu quả, sẽ không phát huy được sức mạnh vốn có, những khả năng tiềm ẩn của từng giáo viên mầm non.

1.4.2. Quản lý việc tuyển dụng giáo viên mới

Tuyển mới là công việc bổ sung vào đội ngũ những nhân viên đủ tiêu chuẩn theo quy định của tổ chức. Công tác tuyển giáo viên mới phải căn cứ trên nhu cầu thực tế của đơn vị trường học. Nhu cầu này có thể về số lượng, có thể về chất lượng, về cơ cấu. Việc tuyển GVMNTT mới hiện nay chủ yếu do các cấp quản lý từ HĐQT thực hiện, trong khi các đơn vị trường học chỉ biết nhận biên chế và phân công trong đơn vị.

1.4.3. Quản lý việc sử dụng đội ngũ giáo viên

Việc sử dụng đội ngũ sao cho có hiệu quả cao nhất ln là câu hỏi lớn của các nhà quản lý. Một đội ngũ với rất nhiều độ tuổi, nhiều tính cách, năng lực, sở trường, hứng thú... khác nhau thì cơng tác quản lý sẽ rất phức tạp. Điều đó địi hỏi cơng tác quản lý phải làm tốt một số công việc sau: Nắm bắt đặc điểm riêng biệt của mỗi cá nhân, mỗi nhóm cá nhân, tìm ra ưu, nhược điểm của họ để từ đó có sự phân cơng lao động hợp lý; Phân cơng công việc phù hợp, phát huy được ưu thế của họ; Đề ra được qui chế làm việc, phân công rõ ràng, công bằng; Gắn chặt các nghĩa vụ với quyền lợi của người lao động. Đảm bảo sự công bằng trong đãi ngộ.

Đặc thù của GV MNTT là phải dạy tất cả các môn học, trong khi năng lực của mọi giáo viên khơng phải là tồn tài, nên khi phân công lao động cho giáo viên nếu phát huy được sở trường của họ thì sẽ phát huy tốt nhất năng lực vốn có của họ, hiệu quả cơng tác của giáo viên sẽ rất cao.

Bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ là việc làm cần thiết đòi hỏi các cấp quản lý đặc biệt quan tâm. Đối với đội ngũ giáo viên thì việc làm này càng cần thiết hơn bao giờ hết bởi: Các kiến thức, các phương pháp dạy học ln biến động địi hỏi người giáo viên phải thường xuyên cập nhật nếu không muốn bị lạc hậu.

Việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên có thể tiến hành với nhiều mục đích khác nhau: Bồi dưỡng để đạt chuẩn theo quy định của ngành học; Bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn, nâng chuẩn lên trên chuẩn.

Việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cũng có thể tiến hành với nhiều hình thức đa dạng, phong phú để tạo điều kiện tốt nhất cho người học: Bồi dưỡng theo chuyên đề ngắn hạn. Bồi dưỡng hè.Bồi dưỡng tại chức, chuyên tu, từ xa...

Việc bồi dưỡng cho giáo viên phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và có hiệu quả để sau mỗi khố học, đợt học, giáo viên thấy được sự trưởng thành của mình, thấy được lợi ích thiết thực của việc bồi dưỡng.

1.4.5. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên

Kiểm tra đội ngũ là quá trình thu thập và phân tích thơng tin về từng thành viên cũng như của cả đội ngũ nhằm làm sáng tỏ thực trạng đội ngũ. Thông qua kiểm tra giúp chủ thể quản lý điều khiển tối ưu quá trình phát triển đội ngũ CBQL của mình.

Đánh giá đội ngũ là một quá trình hoạt động được tiến hành có hệ thống nhằm xác định mức độ đạt được của CBQL về mục tiêu, chỉ tiêu đã định (số lượng, cơ cấu, chất lượng), nó bao hàm sự mơ tả định tính và định lượng các kết quả đạt được thông qua những nhận xét so sánh với mục tiêu.

Qua kiểm tra, đánh giá có thể đánh giá xếp loại được đội ngũ một cách khách quan và chính xác. Kết quả của quá trình đánh giá sẽ giúp phân loại, sàng lọc đối tượng và từ đó có những chiến lược phù hợp với từng loại đối tượng, giúp đối tượng tiến bộ không ngừng.

1.4.6. Quản lý việc thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên

Việc thực hiện tốt chế độ chính sách đối với giáo viên là điều kiện cần thiết nhất để động viên, khuyến khích giáo viên cống hiến tốt hơn nữa cho cơng tác giảng dạy. Một chế độ chính sách tốt sẽ là sự động viên kịp thời giáo viên, giúp họ tái tạo sức lao động tốt hơn và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang​ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)