Các loại rủi ro trong hoạt động TTQT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (Trang 29 - 30)

Rủi ro trong TTQT là những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện TTQT liên quan đến các giao dịch quốc tế, nguyên nhân phát sinh từ các quan hệ giữa các bên tham gia TTQT như nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, các ngân hàng và các tác nhân trung gian, .. hoặc do các nhân tố khách quan gây nên như thiên tai, chiến tranh, chính trị. Các loại rủi ro chủ yếu trong TTQT có thể phân chia thành:

Rủi ro thương mại:

Là loại rủi ro này hiện diện trong tất cả các giao dịch giữa các thương gia, rủi ro trong giao dịch quốc tế cũng giống như rủi ro trong các giao dịch nội địa tuy nhiên nó phức tạp hơn nhiều trong xử lý.

Rủi ro trong thanh toán:

Đây là những rủi ro bất ngờ, gây hậu quả và tổn thất cho các bên tham gia thanh toán, đặc biệt đối với các ngân hàng khi thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán.

 Rủi ro tín dụng: đây là rủi ro mất khả năng thanh toán của một trong các bên tham gia vào thanh toán, đặc biệt trong phương thức tín dụng chứng từ.

 Rủi ro đạo đức: đạo đức ở đây có thể hiểu là uy tín trong kinh doanh, là vấn đề rất quan trọng trong thương mại quốc tế vì các đối tác của thương vụ thường ở cách xa nhau nên có rất ít thông tin để có thể xác định uy tín của nhau. Rủi ro đạo đức là những rủi ro xảy ra khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, gây thiệt hại tới quyền lợi của người khác.

 Rủi ro quốc gia: là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi về chính trị, kinh tế, về chính sách quản lý ngoại hối – ngoại thương của một quốc gia khiến cho nhà xuất khẩu không nhận được tiền hàng, nhà nhập khẩu không nhận được hàng hóa.

 Rủi ro pháp lý: rủi ro pháp lý xảy ra trong trường hợp có tranh chấp hay khiếu kiện giữa các bên tham gia thanh toán. Khi đó, vấn đề đặt ra là tòa án nước nào sẽ thụ lý và xử lý vụ án trên cơ sở pháp lý nước nào. Cho dù trong hợp đồng ngoại thương có đề cập đến vấn đề này, song không phải là không có những phức tạp, bởi vì không có một bên nào thông thạo và nắm vững pháp luật quốc gia của bên đối tác.

 Rủi ro ngoại hối:là rủi ro xảy ra khi việc thanh toán được ấn định bằng ngoại tệ nào đó. Khi tỷ giá biến động sẽ gây tổn thất cho một trong hai phía đối tác tham gia thanh toán.

 Rủi ro tác nghiệp: là những rủi ro sai sót kỹ thuật do chính các bên tham gia gây nên như lập hồ sơ chứng từ không hoàn hảo, hành động không đúng theo UCP, các thông lệ, tập quán quốc tế,..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)