Các dịch vụ thanh toán nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Phương Đông hiện nay gồm có: dịch vụ thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức Chuyển tiền, dịch vụ thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức Nhờ thu nhập khẩu và dịch vụ thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức Thư tín dụng nhập khẩu.
Bảng 2.3: Doanh số hoạt động thanh toán nhập khẩu của OCB giai đoạn 2008- 2012
(Đơn vị tính: triệu USD, %)
STT Năm Dịch vụ 2008 2009 2010 2011 2012 1 LC nhập khẩu Doanh số 57.37 23.87 24.52 25.20 29.41 Tốc độ tăng trưởng (%) - (58.4) 2.7 2.8 16.7 2 Nhờ thu nhập khẩu Doanh số 12 6.11 3.43 1.00 2.23 Tốc độ tăng trưởng (%) - (49.1) (43.9) (70.8) 123 3 Chuyển tiền Doanh số 26 21.12 26.71 28.09 42.63 Tốc độ tăng trưởng (%) - (18.8) 26.5 5.2 51.8 Thanh toán nhập khẩu Tổng doanh số 95.37 51.1 54.66 54.29 74.27 Tốc độ tăng trưởng (%) - (44.27) 6.9 (0.67) 36.8
(Nguồn: Báo cáo TTQT các năm của Ngân hàng TMCP Phương Đông)
Năm 2008 tổng doanh số thanh toán nhập khẩu của OCB đạt 95.37 triệu USD, giảm 1.2% so với năm 2007 (96.58 triệu USD). Năm 2009, với nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng không cần
thiết hoặc trong nước đã sản xuất được, đã làm cho tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước năm 2009 giảm 14.7% so với năm 2008. Điều này đã gây ảnh hưởng đáng kể đến doanh số thanh toán nhập khẩu tại các ngân hàng, trong đó có OCB. Tổng doanh số thanh toán nhập khẩu năm 2009 của OCB chỉ đạt 51.1 triệu USD, giảm 44.27% so với năm 2008. Năm 2010, doanh số thanh toán nhập khẩu của OCB đạt 54.66 triệu USD, tăng 6.9% so với năm 2009. Năm 2011,doanh số thanh toán nhập khẩu của OCB không có sự biến động nhiều so với năm 2010: đạt 54.29 triệu USD, tỷ lệ giảm 0.67%. Năm 2012, kim ngạch nhập khẩu của cả nước chỉ tăng 7.1% so với năm trước, thấp nhất kể từ năm 2002 trở lại đây, tuy nhiên, với định hướng đổi mới và việc áp dụng kịp thời các chính sách linh động trong công tác tiếp cận và giữ chân khách hàng, hoạt động thanh toán nhập khẩu của OCB đã được kết quả đáng khích lệ: tổng doanh số đạt 74.27 triệu USD, tăng 36.8% so với năm 2011.
Ngoài doanh số thanh toán, tỷ trọng thực hiện giữa các dịch vụ trong hoạt động thanh toán nhập khẩu cũng có sự biến động đáng chú ý:
Bảng 2.4: Tỷ trọng các dịch vụ thanh toán nhập khẩu của OCB giai đoạn 2008-2012
(Đơn vị tính: %) Năm Dịch vụ 2008 2009 2010 2011 2012 LC nhập khẩu 60.2 46.7 44.9 46.4 39.6 Nhờ thu nhập khẩu 12.6 12.0 6.3 1.8 3.0 Chuyển tiền 27.3 41.3 48.9 51.7 57.4 Tổng 100 100 100 100 100
(Nguồn: Báo cáo TTQT các năm của Ngân hàng TMCP Phương Đông)
Từ bảng tỷ trọng các dịch vụ hoạt động thanh toán nhập khẩu qua các năm, có thể thấy đóng góp chủ yếu vào doanh số thanh toán nhập khẩu của OCB là dịch vụ thanh toán bằng phương thức L/C và phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ
thức L/C và nhờ thu có xu hướng giảm qua các năm thì tỷ trọng dịch vụ thanh toán bằng phương thức chuyển tiền luôn giữ được mức tăng ổn định, tác động chính đến việc tăng tổng doanh số thanh toán nhập khẩu.
Do trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2012, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, việc tiếp cận khách hàng là điều không dễ dàng. Do đó, hoạt động thanh toán nhập khẩu trong thời kỳ này chủ yếu phát sinh từ các khách hàng hiện hữu của OCB, dẫn đến sự ổn định giữa tỷ lệ doanh số và số món thanh toán, nên sự tăng trưởng về số món thanh toán cũng gần như tương ứng với sự tăng trưởng doanh số, thậm chí có phần tăng cao hơn nhưng không đáng kể.
Bảng 2.5: Số món thanh toán nhập khẩu của OCB giai đoạn 2008-2012
(Đơn vị tính: Món, %)
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Số món thanh toán nhập khẩu 1838 1114 1226 1255 1760
Tăng trưởng (%) - (39.4) 10.1 2.4 40.2
(Nguồn: Báo cáo TTQT các năm của Ngân hàng TMCP Phương Đông)
Nếu năm 2008, hoạt động thanh toán nhập khẩu chủ yếu chỉ phát sinh tại các đơn vị kinh doanh có trụ sở tại các thành phố lớn như Sở Giao Dịch, Chi nhánh Chợ Lớn (thành phố Hồ Chí Minh), Chi nhánh Hà Nội (Hà Nội), Chi nhánh Trung Việt (Đà Nẵng) thì đến năm 2012, số lượng các đơn vị kinh doanh có hoạt động thanh toán nhập khẩu đã có sự gia tăng đáng kể, mở rộng đến các chi nhánh ở khu vực khác như Chi nhánh Cần Thơ (Tây Nam Bộ), Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu, Chi nhánh Bình Dương (Đông Nam Bộ), Chi nhánh Thanh Hóa (Bắc Trung Bộ),…