Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (Trang 91 - 92)

Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, chính sách pháp luật nhằm tạo dựng môi trường kinh tế vĩ mô thông thoáng, ổn định và thuận lợi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, cần chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong việc ban hành các quy định, văn bản hướng dẫn việc xử lý các tranh chấp trong hoạt động TTQT vì mọi hoạt động ngân hàng cần phải được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra, đặc biệt là hoạt động TTQT - một hoạt động không chỉ liên quan đến các bên trong nước mà còn liên quan đến bên nước ngoài. Trong TTQT hiện nay, các ngân hàng chủ yếu căn cứ vào các quy tắc, thông lệ, tập quán quốc tế như UCP, ISBP, URC, URR, ISP để thực hiện. Quá trình thực hiện nghiệp vụ tất yếu nảy sinh tranh chấp, kiện tụng giữa các bên liên quan nhưng phía Việt Nam chưa có một hành lang pháp lý riêng biệt cho hoạt động TTQT. Chính vì thế, chính phủ cần sớm nghiên cứu, soạn thảo và ban hành hệ thống văn bản pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như phù hợp với môi trường kinh tế - chính trị xã hội của Việt Nam tạo môi trường pháp lý cho hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại để điều chỉnh hoạt động TTQT thống nhất giữa các cơ quan hữu quan, tạo cơ sở pháp lý cho các ngân hàng để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ngoại thương cũng như quyền và lợi ích của các ngân hàng tham gia trong giao dịch thanh toán. Khi

xảy ra mâu thuẫn giữa luật pháp quốc gia và các quy tắc quốc tế, thông thường có 2 trường hợp: nếu tuân theo luật pháp quốc gia thì lại không giữ được uy tín trên trường quốc tế và có thể bị kiện ở một tòa án quốc tế, còn nếu áp dụng các quy tắc quốc tế thì lại trái với pháp luật quốc gia. Do đó, việc ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng các thông lệ quốc tế phải phù hợp với luật pháp của quốc gia để tránh xảy ra mâu thuẫn không thể giải quyết được. Ngoài ra, Nhà nước cần cải cách mạnh mẽ và triệt để các thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu. Cần có các văn bản liên ngành phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng với các bộ, ngành như hải quan, thuế,... nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên, tránh mâu thuẫn lẫn nhau, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi phục vụ doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, giảm bớt các giấy tờ thủ tục, tiết kiệm thời gian và chi phí.. Hệ thống văn bản pháp lý này vừa đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo tính độc lập, đặc thù của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)