Kiến nghị với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (Trang 94 - 99)

Như đã phân tích ở trên, thực trạng các tồn tại, rủi ro trong TTQT có nguyên nhân phát sinh từ khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động TTQT. Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại ngân hàng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải giải quyết các vấn đề sau:

- Nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ về buôn bán ngoại thương cho cả chủ doanh nghiệp và nhân viên làm công tác TTQT.

- Tuân thủ chặt chẽ các quy định cơ bản của hoạt động thương mại quốc tế, không tạo sơ hở cho phía đối tác bắt lỗi dù là nhỏ nhất và từ chối thanh toán. Am hiểu một cách thấu đáo việc áp dụng luật pháp và thông lệ quốc tế, cũng như các thoả thuận song phương, đa phương giữa các quốc gia bởi rủi ro có thể xảy ra khi không có sự hiểu biết đầy đủ luật pháp và chính sách của nước ngoài, luật pháp và chính sách của Việt Nam, thông lệ quốc tế áp dụng trong thương mại quốc tế và trong TTQT, rủi ro liên quan đến việc lựa chọn luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp,...

- Tìm hiểu kỹ những thông tin về đối tác nước ngoài, về phong tục tập quán và văn hóa của nước đối tác trước khi đặt quan hệ thương mại, thận trọng lựa chọn bạn hàng nước ngoài nhằm tránh gian lận trong thanh toán quốc tế có thể gây ra thiệt hại cho mình, không vì chạy theo lợi nhuận mà chấp nhận những điều kiện bất lợi, có thể dẫn đến tranh chấp, kiện tụng kéo dài gây thua lỗ, mất vốn kinh doanh. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể có nguồn thông tin qua: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Trung tâm Thông tin Tín dụng của NHNN Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… kết hợp với các nguồn khác như báo chí, internet… và các doanh nghiệp có thể nhờ ngân hàng phục vụ mình tìm hiểu đối tác kinh doanh thông qua hệ thống các ngân hàng đại lý ở nước ngoài.

- Nắm bắt thông tin giá cả, thị trường, tỷ giá và các quy định pháp luật của Việt Nam để có chiến lược kinh doanh phù hợp từng thời kỳ. Nắm bắt các nước, tổ chức, cá nhân mà Mỹ và EU cấm vận để thận trọng trong quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài.

- Cần tìm kiếm và mở rộng thị trường mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo thương hiệu trên thị trường trong nước và nước ngoài, đồng thời phân tán bớt rủi ro TTQT.

- Nghiên cứu xem xét kỹ các yêu cầu, tư vấn của ngân hàng đối với doanh nghiệp trong quá trình mở L/C hoặc thông báo L/C để có những tu chỉnh kịp thời, hạn chế thấp nhất những rủi ro và giảm được những khoản chi phí bất hợp lý phát sinh trong quá trình hoạt động. Doanh nghiệp cần tăng cường mối quan hệ với ngân hàng nhằm tranh thủ được sự tư vấn và ưu đãi từ phía ngân hàng.

- Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp nên thiết lập một phòng ban hay một bộ phận pháp chế hay sử dụng tư vấn về pháp luật để có thể tránh được các bất đồng hoặc tranh chấp có thể xảy ra trong kinh doanh và TTQT. Và khi soạn thảo hợp đồng ngoại thương, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ tủ tục, cân nhắc kỹ các điều khoản trước khi ký hợp đồng, đặc biệt là điều khoản thanh toán.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về TTQT ở chương 1 và những vấn đề về thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT của OCB ở chương 2, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp cho OCB, bao gồm các nhóm giải pháp bám sát chương trình hành động cho tất cả các hoạt động của ngân hàng trong chiến lược phát triển mới, đó là sự kết hợp của cùng lúc các yếu tố: cơ cấu tổ chức, công nghệ - quy trình, sản phẩm – giá - chính sách khách hàng, quan hệ hợp tác, quản lý rủi ro, và một số kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Đây là những giải pháp và kiến nghị mang tính thiết thực nhằm phát triển hoạt động TTQT của OCB.

KẾT LUẬN

Hoạt động TTQT với các vai trò là cầu nối nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế thế giới, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước phát triển, góp phần tạo ra nguồn thu cho ngân hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng - đang trở thành một trong những hoạt động kinh doanh trọng tâm của các ngân hàng thương mại hiện nay. Tuy nhiên, trong thời gian qua, hoạt động TTQT của OCB vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế. Việc nghiên cứu những vấn đề còn tồn tại, những hạn chế để từ đó tìm ra các giải pháp phát triển hoạt động TTQT phù hợp với tình hình kinh doanh và chiến lược phát triển của ngân hàng là một tất yếu cần thiết.

Trong luận văn, tác giả đã tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:

 Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về NHTM và TTQT như: khái niệm, chức năng, các hoạt động chủ yếu của NHTM; khái niệm TTQT và hoạt động TTQT của NHTM; các phương thức thanh toán, vai trò, cá nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động TTQT của NHTM.

 Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động TTQT của OCB giai đoạn từ năm 2008 đến 2012 thông qua các chỉ tiêu định lượng và định tính, chỉ ra những thành công cũng như hạn chế của OCB trong thời gian quan. Đồng thời, luận văn cũng chỉ ra được những nguyên nhân khách quan, chủ quan giải thích cho những hạn chế còn tồn tại.

 Trên cơ sở những nguyên nhân, hạn chế còn tồn tại trong thực trạng hoạt động TTQT của OCB, luận văn đã đưa ra các giải pháp mà OCB cần phải thực hiện, các kiến nghị đối với chính phủ, NHNN và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam nhằm phát triển hoạt động TTQT của OCB.

Những giải pháp và kiến nghị được đưa ra trong luận văn dựa trên thực tiễn hoạt động và định hướng phát triển trong thời gian sắp tới nên có tính khả thi cao. Tuy nhiên, đây là những đánh giá, nghiên cứu mang tính chủ quan của tác giả nên luận văn khó tránh khỏi những hạn chế và khiếm khuyết. Do vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của các nhà khoa học, quý thầy cô, các anh chị và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tác giả:

1. Đinh Xuân Trình (2006), Giáo trình thanh toán quốc tế, Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động – Xã hội.

2. Lê Thị Tuyết Hoa và Nguyễn Thị Nhung (2007), Tiền tệ Ngân hàng, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

3. Nguyễn Văn Dờn (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

4. Nguyễn Văn Tiến (2007), Giáo trình thanh toán quốc tế, cập nhật UCP 600, Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê

5. Thân Tôn Trọng Tín và Lê Thị Mận (2011), Thanh toán quốc tế, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao Động – Xã hội.

6. Trần Hoàng Ngân (2003), Thanh toán quốc tế, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

Tài liệu:

7. Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông, Báo cáo TTQT các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.

8. Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông, Báo cáo thường niên các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.

9. Website của các ngân hàng: http://www.ocb.com.vn, 01/09/2013 http://www.vcb.com.vn, 05/09/2013 http://www.acb.com.vn, 05/09/2013 http://www.hdbank.com.vn, 05/09/2013 http://www.bangkokbank.com, 13/11/2013 http://www.keb.co.kr, 13/11/2013 http://www.icbc.com.cn, 13/11/2013

PHỤ LỤC

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÁC ỦY BAN CHUYÊN MÔN

TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC HỘI ĐỒNG CHUYÊN MÔN KHỐI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

KHỐI KINH DOANH TIỀN TỆ & ĐẦU TƯ

KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO

KHỐI CÔNG NGHỆ KHỐI HỖ TRÔ

PHÒNG MARKETING & PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM KHCN PHÒNG QUẢN LÝ KINH DOANH KHCN PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ PHÒNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI TRUNG TÂM DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG PHÒNG MARKETING & PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM KHDN PHÒNG QUẢN LÝ KINH DOANH KHDN PHÒNG ĐẦU TƯ PHÒNG KINH DOANH NGOẠI TỆ VÀ HÀNG HÓA PHÒNG ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH VÀ ĐẦU TƯ PHÒNG CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG PHÒNG GIÁM SÁT TÍN DỤNG PHÒNG TÁI THẨM ĐỊNH PHÒNG QUẢN LÝ TÀI SẢN ĐẢM BẢO PHÒNG VẬN HÀNH DỊCH VỤ PHÒNG QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG PHÒNG QUẢN TRỊ DỊCH VỤ PHÒNG QUẢN LÝ HẠ TẦNG PHÒNG TÁI CHÍNH – KẾ HOẠCH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG PHÁP CHẾ TRUNG TÂM TÁC NGHIỆP PHÒNG HỖ TRỢ TÍN DỤNG PHÒNG THANH TOÁN CÁC PHÒNG BAN:

- PHÒNG NHÂN SỰ & ĐÀO TẠO - PHÒNG QUAN HỆ CÔNG CHÚNG - PHÒNG KIỂM SOÁT TUÂN THỦ - BAN DỰ ÁN CHIẾN LƯỢC

BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ

PHÒNG THẺ

PHÒNG QUẢN TRỊ NỢ

PHÒNG QUẢN TRỊ NỢ

TRUNG TÂM NGÂN HÀNG GIAO DỊCH PHÒNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI PHÒNG QUẢN LÝ DÒNG TIỀN PHÒNG THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ PHÒNG XỬ LÝ NỢ PHÒNG QLRR THỊ TRƯỜNG & THANH KHOẢN PHÒNG QUẢN LÝ PHÒNG QUẢN LÝ TÀI SẢN NỢ & CÓ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)