Số lượng khách hàng, số món TTQT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (Trang 50 - 52)

Thời gian đầu, khi OCB chưa được cấp mã SWIFT, nhưng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, toàn bộ giao dịch TTQT của khách hàng OCB trong thời gian này đều được thực hiện thông qua ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Việc này đã làm hạn chế khả năng phục vụ các khách hàng hiện hữu và tiếp cận khách hàng tiềm năng. Số lượng khách hàng TTQT của OCB giai đoạn này rất ít, chỉ khoảng từ 10 đến 20 khách hàng có giao dịch thường xuyên. Chỉ đến khi chính thức được cấp mã SWIFT và triển khai hoạt động TTQT trên toàn hệ thống, số lượng khách hàng và giao dịch mới bắt đầu được cải thiện. Việc tham gia khá muộn vào một thị trường dịch vụ tiềm năng khiến OCB phải chịu sự cạnh tranh khá lớn trong việc tìm kiếm và tiếp thị khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT. Trong thời gian hoạt động, dịch vụ TTQT của OCB không ngừng được cải thiện và nâng cao, giúp OCB có được nền tảng cơ sở khách hàng vững chắc trong hoạt động này, gồm các khách hàng truyền thống và các khách hàng tiềm năng không ngừng tăng lên

95.37 51.1 54.66 54.29 74.27 29.1 28.91 32.91 41.88 82.81 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh số Xuất khẩu Doanh số Nhập khẩu Năm Triệu USD

qua các năm. Đến cuối năm 2012, tổng số lượng khách hàng doanh nghiệp có giao dịch TTQT thường xuyên tại OCB là 130 khách hàng, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,.. trong đó, khách hàng nhập khẩu chiếm 65%.

Do có mối quan hệ chặt chẽ với tiêu chí số lượng khách hàng, số món TTQT tại OCB trong những năm đầu thực hiện rất thấp, trung bình đạt khoảng 300 món/năm. Sau thời gian chính thức đưa vào triển khai hoạt động TTQT, số món thanh toán tiếp tục tăng lên qua các năm. Đến năm 2008, đánh dấu bước phát triển cao trong hoạt động TTQT tại OCB khi có đến hơn 2000 món giao dịch được thực hiện, trong đó, các giao dịch nhập khẩu chiếm 63% và xuất khẩu chiếm 37%. Giai đoạn 2008 đến 2012 với những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và trong nước, chỉ tiêu này có sự tăng trưởng chậm. Năm 2012, tổng số món thanh toán đạt hơn 2200 món, chủ yếu là các giao dịch thanh toán bằng phương thức chuyển tiền. Đặc biệt, ở chỉ tiêu quan trọng là số món phát hành L/C có sự tăng trưởng cao từ 91 L/C được phát hành năm 2011 đã tăng lên 184 L/C trong năm 2012, đạt mức tăng trưởng 102%.

Như vậy, ta thấy kết quả đạt được ở chỉ tiêu số lượng khách hàng và số món TTQT của OCB còn khá khiêm tốn nhưng vẫn duy trì được mức tăng trưởng, phù hợp với quy mô và tình hình phát triển của ngân hàng trong từng thời kỳ.

2.3.1.3 Số lượng sản phẩm TTQT

Sản phẩm trong hoạt động thanh toán quốc tế hiện nay của OCB được phân chia dựa theo hai hoạt động thanh toán là xuất khẩu và nhập khẩu, chủ yếu vẫn dựa trên các phương thức thanh toán quốc tế truyền thống như chuyển tiền, nhờ thu, và tín dụng chứng từ. Đầu năm 2013, OCB cho ra mắt sản phẩm UPAS LC, với các tính năng ưu việt dành cho nhà nhập khẩu, được xem như là bước phát triển mới về sản phẩm dịch vụ TTQT dành cho khách hàng.

Nhìn chung, có thể thấy số lượng sản phẩm TTQT tại OCB còn khá đơn sơ, chủ yếu vẫn dựa trên các phương thức thanh toán phổ biến, sản phẩm UPAS LC với các đặc tính cạnh tranh trên thị trường sản phẩm TTQT hiện nay có thể xem là một điểm nhấn. Tuy nhiên, để có thể tạo cơ sở cho hoạt động TTQT phát triển toàn diện

và gia tăng tính cạnh tranh, OCB cần chú trọng trong việc phát triển danh mục sản phẩm dịch vụ, không ngừng kiện toàn sản phẩm hiện tại, triển khai ra mắt sản phẩm mới, nghiên cứu các gói sản phẩm tổng hợp dành cho đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

2.3.1.4 Doanh thu từ hoạt động TTQT

Doanh thu từ hoạt động TTQT chủ yếu đến từ phí dịch vụ TTQT, do đó, tốc độ tăng trưởng hàng năm của chỉ tiêu này cũng biến động cùng chiều với tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu doanh số TTQT. Năm 2012, phí dịch vụ TTQT của OCB đạt 4,8 tỷ đồng, chiếm 16,8% tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Có thể thấy được, tỷ trọng các khoản thu từ hoạt động TTQT đóng góp vào tổng thu nhập từ phí dịch vụ của OCB còn rất nhỏ bé. Tuy nhiên cùng với sự tăng trưởng của doanh số TTQT, thu nhập từ hoạt động này đang có xu hướng tăng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)