Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (Trang 52 - 54)

Từ năm 2008, tổ chức hoạt động TTQT trong hệ thống OCB được triển khai theo mô hình tập trung hóa. Các đơn vị kinh doanh sau khi nhận và kiểm tra hồ sơ TTQT từ khách hàng sẽ chuyển lên Phòng Thanh toán quốc tế - trực thuộc Trung tâm Tác nghiệp – Khối Vận hành để kiểm tra, hoàn chỉnh nhập liệu trên T24, hạch toán và chuyển điện đi nước ngoài. Trong mô hình này, Phòng TTQT là nơi tập trung xử lý toàn bộ hồ sơ thanh toán quốc tế do các đơn vị kinh doanh chuyển lên, sẽ giúp thống nhất cách thức thực hiện nghiệp vụ TTQT, quản lý rủi ro tập trung và nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát trong hệ thống.

Phòng TTQT trực thuộc Trung tâm Tác nghiệp – Khối Vận hành chỉ chịu trách nhiệm trong khâu xử lý nghiệp vụ, vì thế, để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh từ dịch vụ thanh toán quốc tế, cuối năm 2010, Khối KHDN đã thành lập Ban Tài trợ thương mại, nay là Phòng Tài trợ thương mại trực thuộc Trung tâm Ngân hàng giao dịch, Khối KHDN – chịu trách nhiệm nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế tại ngân hàng qua việc cho ra đời các sản phẩm TTQT, thiết kế các chương trình thúc đẩy kinh doanh về TTQT, hỗ trợ các đơn vị kinh doanh trong hoạt động kinh doanh tài trợ thương mại và TTQT,…

Ngoài ra, để hoạt động TTQT có thể tiến hành thuận lợi và nhanh chóng còn có sự phối hợp của Phòng Định chế tài chính – phụ trách quan hệ ngân hàng đại lý, Phòng Kinh doanh Ngoại tệ và hàng hóa – phụ trách về nguồn ngoại tệ trực thuộc Khối Kinh doanh tiền tệ và Đầu tư; Phòng Hỗ trợ tín dụng – phụ trách duyệt hạn mức phát hành L/C và giải ngân thanh toán trực thuộc Trung tâm Tác nghiệp – Khối Vận hành.

Nhìn chung, về cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động TTQT bước đầu đã được triển khai và thực hiện theo đúng mô hình kinh doanh – hỗ trợ. Nhưng để mô hình trên có được sự vận động hoàn hảo, nhất thiết cần phải có sự hợp tác, hỗ trợ và làm việc chuyên nghiệp từ các phòng/ban/đơn vị liên quan. Theo mô hình trên, nhân sự trực tiếp làm việc với khách hàng về dịch vụ TTQT là các nhân viên quan hệ khách hàng của đơn vị kinh doanh, nhân sự thực hiện tác nghiệp là nhân viên TTQT tại Phòng TTQT. Điều này cho thấy, để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, thì không chỉ nhân viên TTQT thông thạo về nghiệp vụ mà chính các nhân viên quan hệ khách hàng cũng phải nắm rõ về quy trình và các sản phẩm để có thể tư vấn, chào bán sản phẩm cho khách hàng. Tuy nhiên, qua thực tế hiện nay cho thấy, tỷ lệ nhân sự nhân viên quan hệ khách hàng có kiến thức về TTQT có thể đáp ứng nhu cầu công việc chưa cao. Thêm vào đó, đội ngũ nhân viên TTQT thực hiện nghiệp vụ cho toàn hệ thống hiện rất ít (Phòng TTQT gồm có 1 trưởng phòng phụ trách chung, 1 kiểm soát viên, 3 nhân viên thực hiện nghiệp vụ và 1 nhân viên tư vấn).

Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)