Những tồn tại trong hoạt động TTQT tại OCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (Trang 64 - 66)

Từ kết quả phân tích các chỉ tiêu định lượng và định tính liên quan đến hoạt động TTQT tại OCB, ta thấy hoạt động này đang có những bước phát triển nhất định, tuy nhiên, kết quả đạt được còn khá khiêm tốn, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Một số tồn tại chủ yếu phải kể đến là:

2.3.3.1 Kết quả thực hiện còn thấp ở các chỉ tiêu định lượng

Doanh số: tuy đạt được mức tăng trưởng tốt nhưng vẫn còn khá khiêm tốn, tỷ trọng doanh số giữa hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu đã có dấu hiệu cân bằng. Doanh số xuất khẩu còn phụ thuộc chủ yếu vào một số khách hàng lớn.

Số lượng khách hàng TTQT: còn thấp, chủ yếu tập trung tại các đơn vị kinh doanh có trụ sở tại các thành phố lớn. Đa số khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT hiện nay của OCB bằng phương thức chuyển tiền, khách hàng sử dụng phương thức L/C còn khá khiêm tốn và thấp nhất là khách hàng sử dụng phương thức nhờ thu. Qua đó cho thấy cơ cấu khách hàng TTQT hiện nay của OCB còn khá chênh lệch giữa các đơn vị kinh doanh và giữa các phương thức. Ngoài ra, OCB còn đang đối mặt với tình trạng “mất” khách hàng do khách hàng xuất hiện nợ quá hạn, không được cấp hạn mức mở LC, vay thanh toán hoặc chiến khấu tiền hàng; khách hàng chuyển sang giao dịch tại ngân hàng khác,..

Doanh thu từ hoạt động TTQT: đạt mức tăng trưởng theo chiều tăng của doanh số TTQT qua các năm nhưng còn chiếm tỷ trọng thấp so với tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng (khoảng dưới 20%).

Số lượng sản phẩm dịch vụ TTQT: sản phẩm TTQT còn khá đơn sơ về số lượng, chủ yếu vẫn là các dịch vụ dựa trên các phương thức thanh toán cơ bản là tín dụng chừng từ, nhờ thu và chuyển tiền. Sản phẩm đột phá hiện nay là UPAS LC vẫn còn trong giai đoạn chào bán lần đầu, cần được kiết thiết thêm. OCB vẫn chưa phát triển được sản phẩm đặc thù, riêng có cho ngân hàng.

2.3.3.2 Các tồn tại về các yếu tố định tính

Theo định hướng chung của ngân hàng cho các hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động TTQT cũng đã được thay đổi sang mô hình kinh doanh – hỗ trợ. Tuy nhiên, sự tương tác giữa các phòng/ban/đơn vị liên quan hiện nay còn nhiều bất cập, chưa nhất quán, vẫn còn xuất hiện sự ưu tiên nghiệp vụ chuyên môn và lợi ích giữa các phòng/ban/đơn vị, việc này phần nào đã hạn chế chất lượng và tốc độ xử lý của một số giao dịch. Bên cạnh đó, hiện trạng thiếu nhân sự và hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm trong hoạt động TTQT ở cả đội ngũ nhân viên quan hệ khách hàng và nhân viên TTQT là một trong những tồn tại mà mức độ nhất thiết phải được khắc phục phải đặt lên hàng đầu nếu muốn đẩy mạnh hoạt động này.

Về công nghệ, quy trình

Về công nghệ thông tin, hệ thống T24 hiện nay áp dụng tại OCB chưa phải là bản hoàn chỉnh, tuy chức năng, công cụ về thanh toán quốc tế đã được ưu tiên xây dựng gần như tuyệt đối nhưng vẫn còn tồn tại một số bất cập và thiếu sót khi sử dụng như chức năng phát hành bảo lãnh nhận hàng, thu phí giao dịch nhờ thu,..

Dù đã chuyển sang mô hình thanh toán tập trung nhưng với quy trình TTQT hiện nay vẫn còn nặng về thủ tục, công việc phần lớn vẫn được thực hiện ở đơn vị kinh doanh đã khiến cho mô hình này không phát huy được hết tác dụng của nó: chuyên môn hóa công việc của từng phòng/ban/đơn vị, tạo tính chủ động cho nhân viên và rút ngắn thời gian giao dịch.

Về quan hệ hợp tác

Những đối tác chính trong quan hệ hợp tác về thanh toán quốc tế của OCB hiện nay còn rất hạn chế nên sẽ rất khó linh hoạt trong việc phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, OCB còn vấp phải chính sách hạn chế hợp tác của một số ngân hàng lớn trên thế giới vì quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được chính sách hợp tác của các ngân hàng này. Mạng lưới ngân hàng đại lý và số lượng tài khoản Nostro còn khá khiêm tốn cũng là một tồn tại mà OCB cần xem xét đến nếu muốn phát triển hoạt động này.

Về sản phẩm

Sản phẩm TTQT còn khá đơn sơ cả về số lượng và chất lượng, chủ yếu vẫn là các dịch vụ dựa trên các phương thức thanh toán cơ bản là tín dụng chừng từ, nhờ thu và chuyển tiền. Sản phẩm đột phá hiện nay là UPAS LC vẫn còn trong giai đoạn chào bán lần đầu, cần được kiết thiết thêm. OCB vẫn chưa phát triển được sản phẩm đặc thù, riêng có cho ngân hàng.

Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mang tính tương hỗ với dịch vụ TTQT như tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, thu thuế xuất nhập khẩu,.. còn phát triển chậm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)