Bài học kinh nghiệm đối với OCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (Trang 34 - 37)

Về cơ cấu tổ chức

Thiết lập mô hình hoạt động chặt chẽ, dễ dàng kết hợp từ khâu bán hàng đến khâu tác nghiệp sao cho giao dịch được tiến hành nhanh chóng và chính xác, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng mà vẫn đảm bảo hạn chế rủi ro

Về nhân sự, cần xây dựng và mở rộng các chương trình đào tạo chuyên môn thanh toán quốc tế, không chỉ cho các nhân viên tác nghiệp mà cho cả các nhân viên làm công tác tư vấn, bán hàng. Đồng thời, cử nhân sự tham gia các khóa đào tạo, hội thảo do các tổ chức tài chính, hiệp hội, các đối tác ngân hàng đại lý tổ chức để nâng cao kiến thức và kinh nghiệm xử lý các trường hợp đặc biệt.

Về công nghệ, quy trình

Ứng dụng hệ thống ngân hàng lõi và không ngừng nâng cấp nhằm đảm bảo chất lượng vận hành và bổ sung các tính năng. Bên cạnh đó, đẩy mạnh áp dụng các phần mềm khác phục vụ việc trao đổi và xử lý giao dịch nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Xây dựng hệ thống quy trình chặt chẽ cho tất cả các sản phẩm thanh toán quốc tế, bổ sung, điều chỉnh các quy trình hiện hành nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện hiện tại.

Về sản phẩm, giá và chính sách khách hàng

Xây dựng danh mục sản phẩm thanh toán quốc tế đa dạng dành cho nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt chú trọng phát triển các sản phẩm riêng biệt, nổi bật, tạo sự khác biệt và đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng.

Cần ban hành cơ chế phí cạnh tranh, vừa bảo đảm thu nhập mang lại cho ngân hàng vừa bảo đảm thu hút và lôi kéo khách hàng, chú trọng áp dụng cơ chế phí linh hoạt cho mỗi khách hàng đáp ứng được những điều kiện nhất định.

Đẩy mạnh chính sách khách hàng và chất lượng dịch vụ, luôn đem đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất, tổ chức các chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng hiện hữu.

Về quan hệ hợp tác

Mở rộng danh sách ngân hàng đại lý để thuận tiện trong hoạt động thanh toán quốc tế. Tham gia các chương trình tài trợ hoặc hợp tác tài trợ với các tổ chức tài chính uy tín để vừa có thể được hỗ trợ về tài chính, kinh nghiệm, thông tin vừa nâng cao uy tín của ngân hàng.

Về quản lý rủi ro

Xây dựng quy trình quản lý rủi ro chặt chẽ, đảm bảo chi tiết đến từng khâu trong quá trình tác nghiệp. Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để có những cảnh báo tự động kịp thời. Kiện toàn hệ thống kiểm toán nội bộ, đặc biệt là trong hoạt động

thanh toán quốc tế, cần nâng cao chất lượng kiểm toán để đảm bảo khâu kiểm soát sau trong hoạt động.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hoạt động TTQT của NHTM là hoạt động có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Để làm rõ hơn nhận định trên, chương 1 của đề tài đã trình bày những vấn đề lý thuyết cơ bản về ngân hàng thương mại từ khái niệm, chức năng, vai trò đến các hoạt động chính của NHTM và về hoạt động TTQT tại NHTM bao gồm các nội dung khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá, vai trò của hoạt động TTQT đến sự phát triển của ngân hàng và các bài học kinh nghiệm của ngân hàng nước ngoài…. Đây là những nền tảng quan trọng để tiếp tục triển khai phân tích về thực trạng hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Phương Đông và đưa ra những giải pháp phát triển phù hợp và hiệu quả trong các chương tiếp theo của đề tài.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)