Các nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (Trang 69 - 73)

Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới

Giai đoạn 2008 – 2012, kinh tế thế giới liên tiếp chịu ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính. Khủng hoảng làm cho nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ sụt giảm, đồng thời gia tăng xu hướng bảo hộ mậu dịch để bảo đảm sản xuất trong nước. Việc mua bán giao thương giữa các nước cũng vì thế chịu tác động

tiêu cực. Điều này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam – lực lượng khách hàng chủ yếu trong hoạt động TTQT tại các ngân hàng.

Đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu là các ngân hàng và tổ chức tài chính trên thế giới, chỉ tính riêng nước Mỹ trong năm 2009 đã có 140 ngân hàng bị xóa sổ, và hàng trăm ngân hàng, tổ chức tài chính khác trên thế giới bị giảm uy tín, xếp hạng tín nhiệm. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động TTQT của các ngân hàng Việt Nam: số lượng ngân hàng đại lý và ngân hàng có quan hệ tài khoản bị giảm xuống; nhiều ngân hàng trong nước đã rút tiền hoặc cắt giảm tài khoản tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng nước ngoài do lãi suất thấp và uy tín của các ngân hàng nước ngoài bị giảm sút, dẫn đến việc thanh toán sẽ mất nhiều thời gian hơn, chi phí cao hơn và rủi ro cũng lớn hơn trước.

Nguyên nhân khách quan từ chính phủ và NHNN

Hoạt động TTQT có đặc thù gắn với cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, thuế quan, chính sách điều hành tỷ giá, lãi suất. Chỉ cần những cơ chế, chính sách trên thay đổi, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như các ngân hàng có hoạt động TTQT sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Năm 2009, với biện pháp tăng cường kiểm soát hạn chế nhập những mặt hàng tiêu dùng không cần thiết hoặc những mặt hàng trong nước đã sản xuất được của Chính phủ đã làm khối lượng nhập khẩu giảm xuống. Năm 2009 cũng có thể được xem là năm điều chỉnh của chính sách thuế xuất nhập khẩu, đáng kể nhất là việc điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi hàng nghìn dòng thuế theo cam kết trong CEPT/AFTA, ACFTA,.. và việc ban hành nhiều thông tư hướng dẫn thực hiện việc giãn, giảm, hoãn, miễn thuế, đáng chú ý là việc giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo danh mục hàng hoá của biểu thuế nhập khẩu ưu đãi,.. đã làm ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu trong năm 2009 và các năm sau đó.

không phụ thuộc rất lớn vào khả năng điều hành của NHNN. Tuy nhiên, thời gian qua với sự điều tiết đôi lúc còn thiếu linh hoạt, cơ chế kiểm tra, kiểm soát còn lỏng lẻo đã khiến cho cơ chế hai tỷ giá vẫn còn tồn tại và chênh lệch nhau một mức khá lớn giữa tỷ giá niêm yết của ngân hàng và tỷ giá của thị trường tự do. Tình trạng này đã gây ra nhiều khó khăn cho ngân hàng khi phải tìm nguồn USD cung cấp cho các khách hàng nhập khẩu và có được giá cạnh tranh để mua USD từ các khách hàng xuất khẩu.

Năm 2010 và 2011, Chính phủ liên tục ban hành các quy định nhằm kiểm soát tình hình kinh tế theo hướng chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt. Những quy định này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng khó tiếp cận được vốn để sản xuất kinh doanh. Hoạt động TTQT gắn liền với hoạt động tín dụng, tăng trưởng tín dụng bị hạn chế làm cho hoạt động TTQT cũng bị sụt giảm đáng kể.

Nguyên nhân khách quan từ khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại Việt Nam chiếm số lượng không nhỏ trong nền kinh tế. Nhưng để tìm được doanh nghiệp có doanh số thanh toán cao và lịch sử thanh toán tốt, đồng thời phải đáp ứng được các yếu tố về cấp tín dụng như tài sản, lịch sử nợ,.. trong tình hình hiện nay là một việc khá nan giải. Những doanh nghiệp hội đủ những yếu tố như trên hầu như đã là khách hàng truyền thống, khách hàng ưu tiên của các ngân hàng lớn, nên việc tiếp cận hết sức khó khăn.

Vì đặc thù kinh doanh nên đối tượng khách hàng xuất nhập khẩu chủ yếu thế chấp tài sản bằng hàng hóa. Trước tình hình nợ xấu đang ngày một gia tăng thì hầu hết tại các ngân hàng đều rất hạn chế cho vay đảm bảo bằng loại tài sản này, làm cho việc cấp tín dụng trở nên khó khăn, gây ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của ngân hàng.

Bên cạnh đó, việc khách hàng không nắm vững nghiệp vụ ngoại thương, quy định về các phương thức thanh toán, tập quán, thông lệ quốc tế hoặc không nắm bắt rõ về đối tác nước ngoài dẫn đến bị lừa đảo, mất vốn,… làm ảnh hưởng đến việc

kinh doanh giao thương cũng là một trong những nguyên nhân tác động đến hoạt động TTQT tại ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, đề tài đã trình bày khái quát hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Phương Đông qua phân tích thực trạng hoạt động này tại ngân hàng với những số liệu của các năm gần nhất, đánh giá thực trạng dựa trên các chỉ tiêu định lượng và định tính, chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả tiếp tục nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp để khắc phục những hạn chế, phát huy thành quả đạt được nhằm phát triển hoạt động TTQT tại ngân hàng.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ

TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)