Qua thực tiễn nghiên cứu, luận văn xin trình bày một số kinh nghiệm trong hoạt động TTQT của các ngân hàng nước ngoài sau: Ngân hàng Korea Exchange Bank (Hàn Quốc), Ngân hàng Bangkok Bank (Thái Lan) và một số ngân hàng thương mại Trung Quốc là những ngân hàng có hoạt động thanh toán quốc tế phát triển trong khu vực.
Kinh nghiệm của ngân hàng Korea Exchange Bank (Hàn Quốc)
Ngân hàng Korea Exchange Bank (KEB) là một trong các ngân hàng có uy tín nhất trong hệ thống ngân hàng Hà Quốc, với hơn 3500 đại lý tại 182 nước, trong đó có Việt Nam. KEB có chính sách quản lý rủi ro hoạt động TTQT hiệu quả thể hiện qua các nội dung sau:
Tối đa hóa danh tiếng KEB và tăng lợi nhuận có cân nhắc đặc biệt đến các rủi ro có liên quan đến hoạt động TTQT trên cơ sở tìm kiếm cơ hội và các phương án kinh doanh mới.
Quản lý rủi ro bao quát toàn bộ hoạt động TTQT của KEB trên cơ sở ứng dụng các phương pháp quản lý rủi ro định tính và định lượng.
Các phương pháp, công cụ và dữ liệu quản lý rủi ro được chia sẻ trong toàn hệ thống ngân hàng.
Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro hoạt động TTQT được bố trí từ trụ sở chính đến các đơn vị phụ thuộc.
Kinh nghiệm của ngân hàng Bangkok (Thái Lan)
Ngân hàng Bangkok là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Thái Lan hiện nay. Để thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển, ngân hàng Bangkok đã rất tích cực trong việc tài trợ hoạt động xuất khẩu, từ đó góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu phát triển đã kéo theo các hoạt động của ngân hàng cùng phát triển như hoạt động cho vay, bảo lãnh, TTQT và các hoạt động khác.
Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại Trung Quốc
Các ngân hàng Trung Quốc hiện nay đang đứng trước sức ép cạnh tranh rất lớn bởi các cam kết hội nhập quốc tế, để nâng cao năng lực hoạt động TTQT, các ngân hàng thương mại Trung Quốc đã thực hiện một số giải pháp:
Đẩy mạnh văn hóa kinh doanh trong ngân hàng, văn hóa ngân hàng được thể hiện thông qua hoạt động ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế, phong cách làm việc, khả năng giao tiếp với khách hàng và các nội dung khác thuộc về văn hóa trong kinh doanh.
Hoàn thiện các quy chế quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức theo các tiêu chuẩn quốc tế, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong đó có sản phẩm dịch vụ TTQT theo công nghệ cao.