Các chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài chính

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần chứng khoán FPT (Trang 32 - 35)

c, Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí:

1.2.2.3 Các chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài chính

Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dung vốn của công ty. Qua đó, giúp nhà quản lý năm được tình hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản, biết được nguyên nhân cũng như các dấu hiệu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính. Những thông tin này sẽ là căn cứ quan trọng để các nhà quản lý ra quyết định điều chỉnh chính sách huy động và sử dụng vốn của mình, bảo đảm công ty có được cấu trúc tài chính lành mạnh, hiệu quả và tránh được rủi ro trong kinh doanh.

Như vậy thực chất phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp bao gôm các nội dung như : Phân tích cơ cấu tài sản, phân tích cơ cấu nguồn vốn và phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.

(1)Phân tích cơ cấu tài sản: Được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản.

Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản

= Giá trị của từng bộ phận tài sảnTổng số tài sản * 100%

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu tài sản của công ty. Mỗi khoản mục tài sản đều có khả năng sinh lời và độ an toàn khác nhau. Qua chỉ tiêu tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản giúp nhà phân tích nhận định được điểm mạnh, điểm yếu trong cơ cấu tài sản của công ty chứng khoán, từ đó có được quyết định đầu tư đúng đắn.

Trong công ty chứng khoán, khi xem xét cơ cấu tài sản của công ty các nhà quản trị thường quan tâm đến tỷ trọng của “các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn(dài hạn)/Tổng tài sản”. Vì đây là tỷ trọng thể hiện rõ mức độ đầu tư tự doanh của công ty trên tổng tài sản.

(1) Phân tích cơ cấu nguồn vốn:

Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tiến hành tương tự như phân tích cơ cấu tài sản. Trước hết các nhà phân tích cần tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn.

Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn

tổng số nguồn vốn

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này thể hiện cơ cấu nguồn vốn. Mỗi loại nguồn vốn có những yêu cầu về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả khác nhau. Do đó việc đánh giá đúng cơ cầu nguồn vốn sẽ giúp nhà quản trị đề ra các chiến lược huy động vốn tốt nhất trong từng thời kỳ, đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh đồng thời có chi phí huy động và chi phí sử dụng vốn là thấp nhất.

Trong công ty chứng khoán khi xem xét đến cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng phải trả các hoạt động giao dịch chứng khoán trên tổng số nguồn vốn thường được các nhàn quản trị quan tâm, nó phản anh tính cân đối giữa nguồn phải trả cho nhà đầu tư với tổng nguồn vốn của công ty chứng khoán.

(2) Chỉ tiêu tốc độ tăng tài sản hoặc nguồn vốn:

Tốc độ tăng TS/NV của kỳ phân tích – TS/NV của kỳ gốc

TS/NV của kỳ gốc

Ý nghĩa: Hai chỉ tiêu trên phản ánh quy mô, tăng trưởng của quy mô tài sản, nguồn vốn của công ty. Sự tăng trưởng quy mô tài sản chỉ thể hiện xu hướng kinh doanh tốt khi đảm bảo tỷ lệ tăng hợp lý giữa tài sản dự trữ và tài sản sinh lời. Quy mô vốn tăng trước hết phải đảm bảo tăng năng lực tài chính, tăng vốn đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh.

a/Hệ số nợ so với tài sản Đã được đề cập ở trên

b/Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu:

Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu = Tài sản

Vốn chủ sở hữu

Ý nghĩa: Là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của công ty bằng vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này nếu càng lớn hơn 1 chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của công ty càng giảm vì tài sản của công ty chỉ tài trợ một phần bằng vốn chủ sở hữu và ngược lại, trị số của chỉ tiêu này càng gần 1 thì mức độ độc lập tài chính của công ty càng tăng vì hầu hết các tài sản của công ty được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần chứng khoán FPT (Trang 32 - 35)

w