Xác định mô hình tổ chức phân tích tình hình tài chính trong công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần chứng khoán FPT (Trang 45 - 48)

c, Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí:

1.3.1 Xác định mô hình tổ chức phân tích tình hình tài chính trong công ty chứng khoán

CHỨNG KHOÁN

1.3.1 Xác định mô hình tổ chức phân tích tình hình tài chính trong công ty chứng khoán chứng khoán

Phân tích tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp nói chung và với công ty chứng khoán nói riêng. Mỗi công ty chứng khoán đều cần phân tích tài chính để phục vụ hoạt động quản lý và hoạt động kinh doanh của mình.

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức phân tích tài chính trong công ty chứng khoán, trong đó bao gồm những nhân tố cơ bản sau: quy mô, đặc điểm kinh doanh, các hoạt động nghiệp vụ, loại hình dịch vụ công ty chứng khoán cung cấp, trình độ năng lực quản lý của nhà quản trị công ty.

Với những công ty có địa bàn hoạt động trong phạm vi hẹp thì có thể tổ chức bộ máy phân tích tài chính gọn nhẹ hơn, tập trung vào phòng kế toán,

phòng tài chính hay phòng phân tích. Với những công ty có địa bàn hoạt động rộng, cần phân tích tài chính tại hội sở chính và các chi nhánh.

Trình độ năng lực của nhà quản trị cũng ảnh hưởng đến tổ chức công tác phân tích tài chính của công ty chứng khoán. Nếu nhà quản trị nhận thấy được tầm quan trọng của phân tích tình hình tài chính trong việc ra quyết định đầu tư kinh doanh thì sẽ tổ chức công tác phân tích tài chính sao cho đưa ra được thông tin tốt nhất hiệu quả nhất cho việc ra quyết định.

Nhà quản trị có trình độ năng lực cao luôn đòi hỏi các giải pháp, quyết định phải dựa trên căn cứ khoa học và có tính thực tiễn cao. Để có được điều đó phân tích tình hình tài chính phải được chú trọng, tổ chức một cách thường xuyên, chu đáo, có tính xây dựng ở bộ phận chuyên môn. Từ đó giúp nhà quản trị có được cái nhìn vừa tổng quát vừa chi tiết về các mặt trong bức tranh miêu tả tình hình tài chính của công ty mình, thấy được biến động qua các thời kỳ, nguyên nhân của sự biến động và xu hướng của nó,… làm cơ sở cho việc ra quyết định. Ngược lại các nhà quản trị không coi trọng khâu phân tích tình hình tài chính, hạn chế về trình độ và năng lực quản lý thì thường chỉ cần đến những thông tin mang tính so sánh đơn thuần, có thể không cần phân tích thông tin thường xuyên, chu đáo.

Hiện nay đang có hai mô hình cơ bản về phân tích tình hình tài chính trong công ty chứng khoán:

Mô hình thứ nhất: Tổ chức một bộ phận chức năng chuyên biệt làm công tác phân tích tài chính, đặt dưới sự kiểm soát của ban giám đốc và làm tham mưu cho ban giám đốc. Bộ phận phân tích tài chính sẽ thực hiện phân tích toàn bộ các mặt trong hoạt động tài chính của công ty chứng khoán, kết quả phân

tích tình hình tài chính được cung cấp cho lãnh đạo tối cao xét trong nội bộ doanh nghiệp, hoặc gửi cho khách hàng trong trường hợp cung cấp dịch vụ.

Ưu điểm của mô hình này là: ban lãnh đạo thường xuyên được cung cấp những thông tin đã phân tích sâu sắc tỷ mỷ để nhận thức đúng thực trạng về tình hình tài chính của công ty mình, từ đó đưa ra quyết định kịp thời, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung của ban giám đốc đối với luồng tài chính của công ty.

Hạn chế của mô hình này là việc tập trung phân tích ở một bộ phận và kết quả phân tích chỉ cung cấp cho ban giám đốc, nên nếu công ty có quy mô hoạt động và địa bàn hoạt động rộng, phân tán thì có thể không đảm bảo việc cung cấp thông tin kịp thời cho việc chỉ đạo và điều hành ở các bộ phận. Đồng thời nếu bộ phận phân tích phản ánh toàn bộ thông tin cho ban giám đốc mà không đưa ra những trọng tâm thì có thể gây lãng phí cho ban giám đốc cho những việc thuộc sự quản lý của cấp quản trị thấp.

Mô hình này thích hợp cho công ty có địa bàn hoạt động tập trung không phân tán.

Mô hình thứ hai: không thành lập bộ phận phân tích tình hình tài chính riêng biệt mà việc phân tích tài chính được thực hiện theo nhiều bộ phận với các chức năng quản lý cụ thể. Nếu cần, có thể tổ chức thêm một nhóm chuyên trách để tổng hợp toàn bộ và đưa ra cái nhìn tổng quát.

Ưu điểm của mô hình này là có thể thực hiện phân tích thường xuyên, tỷ mỷ ở các bộ phận. Từ đó giúp nhà quản trị nhanh chóng nắm bắt được tình hình trên các lĩnh vực để có thể có biện pháp ứng phó kịp thời. Với mô hình này, thông tin được cung cấp thường xuyên cho các bộ phận được quản lý được phân quyền, giúp kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động tài chính của công ty và có được giải pháp tối ưu.

Hạn chế của mô hình này là nếu không phân định nội dung rõ rang, có thể trùng lặp nội dung giữa các bộ phận. Hoặc nếu giữa các bộ phận phối hợp không tốt, nhà quản trị công ty có thể không có được cái nhìn toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty mình, vì mỗi bộ phận có thể phân tích những gì thuộc chức năng bộ phận của mình mà không có sự liên hệ qua lại với các bộ phận khác. Mô hình này phù hợp với các công ty chứng khoán có địa bàn hoạt động rộng, phân tán.

Việc xác định mô hình tổ chức phân tích tình hình tài chính cho phù hợp là công việc quan trọng trong tổ chức phân tích tình hình tài chính, là yếu tố đầu tiên quyết định hiệu quả của phân tích tình hình tài chính trong công ty chứng khoán. Do đó, ban lãnh đạo của mỗi công ty chứng khoán cần căn cứ vào địa bàn hoạt động, đặc điểm kinh doanh và loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp cũng như năng lực quản trị ở các cấp kết hợp với điều kiện cụ thể của công ty mình để lựa chọn và xây dựng mô hình tổ chức phân tích cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần chứng khoán FPT (Trang 45 - 48)

w