c, Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí:
2.2.2.1 Nội dung và lựa chọn các chỉ tiêu phân tích
Tại Công ty Cổ phần chứng khoán FPT, quá trình phân tích tài chính được thể hiện ở những nội dung sau:
- Phân tích thị trường chứng khoán 24h - Phân tích thị trường theo tuần
- Phân tích thị trường theo tháng
- Phân tích thị trường theo năm và dự báo thị trường trong năm tiếp theo - Phân tích biến động của thị trường chứng khoán theo ngành
- Phân tích doanh nghiệp phục vụ dịch vụ EzSearch và hoạt động tự doanh - Phân tích kết quả hoạt động tự doanh chứng khoán
- Đặc biệt và quan trọng nhất là hoạt động phân tích báo cáo tài chính định kỳ 6 tháng và một năm
Với mỗi mảng phân tích trên, cán bộ phân tích đều chỉ rõ những nội dung, cũng như các chỉ tiêu phân tích cụ thể. Tổng quát lại, FPTS phân tích các nội dung và sử dụng các chỉ tiêu sau:
• Phân tích vĩ mô nền kinh tế thế giới và trong nước
• Phân tích kinh tế ngành
• Phân tích báo cáo tài chính FPTS và doanh nghiệp
Quá trình phân tích báo cáo tài chính được thực hiện theo các nội dung sau:
√ Quy mô:
- Đánh giá quy mô, cơ cấu tài sản - Đánh giá quy mô, cơ cấu nguồn vốn
Với hai nội dung này, FPTS thường sử dụng các chỉ tiêu tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng tài sản, tỷ trọng từng loại tài sản trong tổng tài sản, độ tăng trưởng tài sản hay tổng nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, tỷ trọng từng loại nguồn vốn.
Việc phân tích nội dung này cho thấy quy mô, cơ cấu của danh mục tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, là cơ sở để xác định mức độ độc lập tài chính, mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của FPTS.
Ngoài ra FPTS còn đánh giá mức độ cân bằng tài chính trên bảng cân đối kế toán thông qua hai chỉ tiêu:
Vốn lưu động thường xuyên= nguồn vốn dài hạn-tài sản dài hạn ( tài sản lưu động – nguồn vốn ngắn hạn)
Nhu cầu vốn lưu động= tài sản KD và ngoài KD – Nợ KD và ngoài KD
√ Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính:
- Hệ số tự tài trợ (hệ số vốn chủ sở hữu) - Hệ số tự tài trợ tài sản cố định
- Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn
Những hệ số này cho chúng ta thấy rõ nét cơ cấu vốn, mức độ đầu tư vốn chủ sở hữu vào tài sản dài hạn và tài sản cố định là bao nhiêu, cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ tự chủ về tài chính của FPTS.
√ Đánh giá khả năng thanh toán thông qua:
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát - Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn - Hệ số khả năng thanh toán nhanh - Hệ số khả năng thanh toán tức thì
- Hệ số nợ so với tổng tài sản
- Hệ số nợ so với tổng vốn chủ sở hữu
Phân tích khả năng thanh toán của FPTS để có một cái nhìn chính xác về khả năng đáp ứng việc thanh toán nợ của mình, về khả năng chuyển đổi từ tài sản lưu động khác về tiền mặt, cũng như khả năng sử dụng nợ có hiệu quả hay không, và liệu công ty có khả năng chi trả cho những khoản nợ đến hạn hay không.
√ Khả năng sinh lợi
- Hệ số lợi nhuận gộp - Hệ số lợi nhuận ròng
- Hệ số lợi nhuận hoạt động (EBIT) - Sức sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) - Sức sinh lời của tài sản (ROA) - Hệ số thu nhập trên đầu tư (ROI)
- Hệ số thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)
Tại FPTS, phân tích những chỉ số này để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty, sức hấp dẫn của công ty với các nhà đầu tư qua khả năng sinh lợi trên vốn hiện có. Các nhà đầu tư thường quan tâm đến khả năng sinh lời vì nó phản ánh được kết quả cuối cùng mà họ đạt được.
√ Tăng trưởng
Khi thực hiện việc phân tích tài chính, bản thân mỗi nhà phân tích FPTS hiểu rất rõ các cổ đông, nhà đầu tư quan tâm như thế nào đến mức độ tăng trưởng của FPTS, các hệ số tăng trưởng cho biết sự phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn, từ đó giúp nhà đầu tư quyết định xem nên hay không nên tiếp tục hùn vốn hay cho vay dài hạn. Phản ánh tăng trưởng có hai chỉ tiêu sau:
- Hệ số lợi nhuận tích lũy - Hệ số tăng trưởng bền vững
√ Định giá
- Giá trên thu nhập của cổ phiếu (P/E) - Hệ số P/B
Những hệ số này cho ta thấy sự đánh giá và kỳ vọng của nhà đầu tư đối với cổ phiếu của FPTS.