Hoàn thiện việc thực hiện phân tích

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần chứng khoán FPT (Trang 108 - 111)

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

4/ Nguyên nhân khác

3.2.3.2 Hoàn thiện việc thực hiện phân tích

√ Sưu tầm, lựa chọn và kiểm tra tài liệu phân tích

Cần sử dụng kết hợp các nguồn tài liệu trong quá trình phân tích tình hình tài chính. Mỗi nguồn tài liệu sẽ cung cấp những thông tin khác nhau cho phân tích. Các tài liệu thực tế và kế hoạch cho biết kết quả thực hiện chỉ tiêu. Kết quả hạch toán chi tiết cho biết diễn biến quá trình thực hiện chỉ tiêu. Các tài liệu ngoài hạch toán như báo cáo tổng kết, biên bản thanh tra, báo cáo kiểm toán, thư quản lý,… cho biết những nguyên nhân cụ thể của việc hoàn thành hay không hoàn thành các chỉ tiêu, những mặt mạnh hay những mặt yếu,… Ngoài ra, tham khảo các tạp chí chuyên ngành, các thông tin về các công ty chứng khoán khác cũng như các chính sách kinh tế, tài chính của Nhà nước,… sẽ giúp việc đánh giá chính xác hơn các nhân tố và các nguyên nhân khách quan cũng như xác định được vị thế của công ty trên thị trường và giúp phân tích dự đoán được sát đúng để hoạch định chính sách kinh doanh của công ty cho phù hợp.

Khi phân tích cần căn cứ vào mục đích, nội dung và phạm vi của từng cuộc phân tích để sưu tầm các tài liệu cho phù hợp, đảm bảo tiết kiệm thời gian và nhanh chóng đưa ra kết luận thỏa đáng.

Để đảm bảo tính đáng tin cậy của kết quả phân tích thì tài liệu đầu vào của quá trình phân tích phải được kiểm tra trước khi sử dụng và quán triệt nguyên tắc “ chất lượng của nguyên liệu quyết định chất lượng của sản phẩm”.

Tài liệu sử dụng để phân tích phải đảm bảo phù hợp về nội dung phân tích, phương pháp tính toán giữa kế hoạch và kỳ thực tế, giữa kỳ thực tế và kỳ gốc để đảm bảo sự hợp lý, trung thực về số liệu. Nếu tài liệu được cung cấp từ nhiều nguồn, cần đối chiếu thông tin giữa các nguồn để đảm bảo tính khớp đúng. Thông thường, nên sử dụng kết quả thực tế đã qua kiểm soát nội bộ và kiểm toán độc lập sẽ đảm bảo độ tin cậy cao.

√ Thực hiện công việc phân tích:

Với các nội dung và chỉ tiêu phân tích, cần lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp và tiến hành công tác phân tích theo một trình tự hợp lý. Tại FPTS công việc phân tích mới chỉ dừng lại ở việc tính toán, so sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích và kỳ so sánh, chưa chú trọng phân tích các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Do đó, khi đã xác định được chỉ tiêu phân tích, có thể tiến hành phân tích theo trình tự sau:

- Đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu:

Dùng phương pháp so sánh theo nhiều góc độ: so sánh theo chiều ngang, so sánh theo chiều dọc, so sánh số tuyệt đối, số tương đối với hình thức lập bảng số liệu hoặc sử dụng đồ thị, biểu đồ,… tùy vào đặc điểm của chỉ tiêu phân tích và yêu cầu thông tin cho quản lý.

Trong quá trình đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu cần kết hợp sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp phân chia theo những tiêu thức hợp lý để thấy được kết quả thực hiện trên cả chỉ tiêu tổng hợp và chi tiết, thấy được các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích

- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:

Tùy theo mối quan hệ giữa nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu phân tích mà sử dụng phương pháp thích hợp để xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến các

chỉ tiêu phân tích. Những nhân tố có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích có thể sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn, những nhân tố có quan hệ cân đối (tổng, hiệu) với chỉ tiêu phân tích có thể sử dụng phương pháp liên hệ cân đối. Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp đồ thị, tương quan, hồi quy trong phân tích dự đoán về xu hướng phát triển và tính quy luật của sự biến động của chỉ tiêu phân tích.

- Phân tích mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích

Từ mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến chỉ tiêu phân tích xác định được ở bước trên, tiến hành phân tích cụ thể mức độ đó ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích như thế nào, theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực cũng như chỉ ra nguyên nhân cụ thể ảnh hưởng tới kết quả đó, giúp đề ra các giải pháp để phát huy những nhân tố có ảnh hưởng tích cực, hạn chế nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực. Bên cạnh các nhân tố mà ảnh hưởng của chúng tới chỉ tiêu phân tích có thể lượng hóa được, cần chú ý tới các nhân tố có ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích nhưng không lượng hóa được một cách cụ thể, để từ đó đề xuất những giải pháp toàn diện và mang tính khả thi cao.

Để hỗ trợ công việc phân tích tình hình tài chính, FPTS cần hoàn thiện chương trình phân tích tài chính đã có để chương trình hoạt động ổn định, hiệu quả và thực sự phát huy tác dụng trong phân tích tài chính.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần chứng khoán FPT (Trang 108 - 111)