c, Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí:
2.2.2.2 Phương pháp phân tích
Hiện nay, FPTS sử dụng hai phương pháp phân tích chính là: phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ
√ Phương pháp so sánh:
- FPTS so sánh số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tình hình tài chính. Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong kinh doanh
- So sánh giữa số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch để thấy mức độ cố gắng của doanh nghiệp nhằm hoàn thành kế hoạch kinh doanh đặt ra
- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành, với số liệu của doanh nghiệp cùng ngành khác để đánh giá tình hình tài chính của công ty là tốt hay xấu
- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến động cả về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
FPTS sử dụng phương pháp tỷ lệ để biểu diễn mối quan hệ giữa các chỉ tiêu, như tính toán các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu của công ty. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ năng lực hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời,...
Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính. Trong từng trường hợp khác nhau, tủy theo giác độ phân tích, người sử dụng thông tin lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình.
2.2.3 Tổ chức thực hiện quy trình phân tích
2.2.3.1 Lập kế hoạch phân tích
Đầu mỗi năm tài chính, ban tổng giám đốc đều tổ chức họp và phân công công việc cho từng phòng ban có liên quan:
Với mỗi phòng ban, công việc đều được phân định rõ ràng và chi tiết như sau: Đối với trưởng bộ phận:
TT Nhiệm vụ/Công việc Mức Phó phòng
MứcTrưởng phòng