Định hướng kế hoạch hành động ứng phó đối với lĩnh vực tài nguyê n môi trường

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu đối với dải ven bờ tỉnh khánh hoà, những tiếp cận thích ứng và ứng phó (Trang 118 - 122)

- Ở Nam Bộ, trên hệ thống sông Cửu Long đã xảy ra 7 trận lũ đặc biệt lớn gây ngập lụt lớn ởĐBSCL là các trận lũ vào các nă m 1984, 1991, 1994, 1996, 2000,

3. Định hướng kế hoạch hành động ứng phó đối với lĩnh vực tài nguyê n môi trường

trường

Bảo vệ, khai thác hiệu quả, phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên ở tỉnh Quảng Ngãi nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của từng lĩnh vực thuộc ngành tài nguyên môi trường, đặc biệt là năng lực dự báo khí tượng thủy văn phục vụ phòng tránh thiên tai đang ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu.

3.2. Nhim v và gii pháp

Nhiệm vụ 1. Cụ thể hóa thể chế, chính sách về biến đổi khí hậu

Hoàn thiện và cụ thể hóa các cơ chế, chính sách quản lý, điều hành, hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Nhiệm vụ 2. Nâng cao nhận thức cộng đồng và đào tạo nguồn nhân lực về biến đổi khí hậu

Xây dựng, triển khai các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cho các nhóm

đối tượng lựa chọn trong hệ thống của Đảng, bộ máy quản lý các cấp, các tổ chức chính trị, xã hội và cộng đồng về biến đổi khí hậu.

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về biến đổi khí hậu; nhân rộng các mô hình, sáng kiến

ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Xây dựng, triển khai chương trình đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao về biến đổi khí hậu cho ngành tài nguyên môi trường.

Nhiệm vụ 3. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực tài nguyên môi trường và xác định các giải pháp ứng phó

Tập trung điều tra, đánh giá tài nguyên nước và xây dựng mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở tỉnh Quảng Ngãi trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Xây dựng cơ sở dữ liệu về biến động và sử dụng tài nguyên nước liên quan tới biến

đổi khí hậu trên cơ sởứng dụng công nghệ thông tin.

Ưu tiên xác định các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước và bảo vệ, khôi phục nguồn nước.

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn, tính toán thiệt hại kinh tế - xã hội do xâm nhập mặn và đề xuất giải pháp ứng phó.

Quản lý tổng hợp vùng ven bờ trước tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Nhiệm vụ 4. Tăng cường mạng lưới quan trắc và dự báo tài nguyên - môi trường trên

địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Quy hoạch và xây dựng bổ sung mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường (số lượng trạm và trang thiết bị);

Tăng cường công tác điều tra, nghiên cứu, đánh giá, dự báo, quan trắc chất lượng, số

lượng trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước.

4. Kết luận

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, lượng bốc hơi tiềm năng ở Quảng Ngãi có khả năng tăng trên 7% ở thời kỳ 2080-2099 so với thời kỳ nền.

So với thời kỳ nền, lượng dòng chảy trên các sông ở Quảng Ngãi tăng khá mạnh, lượng dòng chảy năm có khả năng tăng tới 18,1% ở thời kỳ 2080-2099. Tuy nhiên, dòng chảy chủ yếu tập trung tăng mạnh trong hai tháng mùa lũ là tháng X và tháng XI, các tháng còn lại đều tăng không đáng kể hoặc giảm và đặc biệt, lượng dòng chảy giảm lại tập trung nhiều vào các tháng mùa cạn.

Có thể thấy, tài nguyên nước tỉnh Quảng Ngãi dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng phong phú. Tuy nhiên, do sự phân bổ không đồng đều giữa các tháng trong năm khiến cho khả năng khai thác tài nguyên nước ngày càng trở nên khó khăn.

Để có thể nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của Quảng Ngãi trong từng giai đoạn cụ thể nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của tỉnh, cần có những định hướng, chính sách, dự án nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu của cộng đồng, các tổ chức đoàn thể xã hội, các ngành, các cấp chính quyền. Các chính sách, kế hoạch hành động ứng phó cần phải

được lồng ghép vào trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, xã của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sở Kế hoạch Đầu tư Quảng Ngãi, 2010 - Báo cáo tổng hợp: “Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025”. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009 - Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng

cho Việt Nam

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011 - Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành

động ứng phó với biến đổi khí hậu của các bộ, ngành, địa phương

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011 - Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam

5. Báo cáo Đánh giá chiến lược và các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực tài nguyên nước ở Việt Nam, Hà Nội, tháng 1 năm 2009.

6. Trần Thanh Xuân, Trần Thục, Hoàng Minh Tuyển, 2011 – Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước Việt Nam.

7. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, 2011 – Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng.

STUDY ON IMPACTS OF CLIMATE CHANGE

ON WATER RESOURCES IN QUANG NGAI PROVINCE Tran Thuc, Nguyen Van Thang, Nguyen Van Dai, Huynh Thi Lan Huong, Tran Thuc, Nguyen Van Thang, Nguyen Van Dai, Huynh Thi Lan Huong,

Phung Thi Thu Trang, Nguyen Thi Hang, Hoang Tung

Institute of Meteorology, Hydrology and Environment

This study represents the assessment on the change of the flow in Tra Khuc – Ve rivers in Quang Ngai province due to climate change in future. Based on the assessment, the climate change response action plan for key sectors was proposed. The estimation was implemented under 3 climate change scenarios: high emissions (A2), medium emissions (B2) and low emissions (B1). The scope of this report is limited from upstream to Son Giang station (Tra Khuc River) and An Chi station (Ve River), where river discharges are available.

PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP

Trần Thục, Nguyễn Thị Hiền Thuận, Huỳnh Thị Lan Hương,

Đặng Quang Thịnh, Đào Minh Trang

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Mục tiêu của nghiên cứu này là xây dựng phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương (TTDBTT) của lĩnh vực nông nghiệp trước biến đổi khí hậu (BĐKH). Nghiên cứu sử dụng khái niệm về TTDBTT trong Báo cáo Đánh giá lần thứ 3 của IPCC để tiến hành đánh giá TTDBTT bằng cách xây dựng chỉ số tổn thương tổng hợp, bao gồm chỉ số mức độ BĐKH, chỉ số độ nhạy cảm và chỉ số khả năng thích ứng. Nghiên cứu cũng đề xuất quy trình đánh giá TTDBTT của ngành nông nghiệp trước BĐKH.

1. Mởđầu

Các phương pháp đánh giá TTDBTT chủ yếu dựa vào định nghĩa của IPCC về

TTDBTT, bao gồm mức độ BĐKH, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng (IPCC, 2001). Các nghiên cứu đánh giá TTDBTT theo hai cách tiếp cận: từ trên xuống và từ dưới lên (UNFCCC, 2007; Hann và NNK, 2009). Cách tiếp cận thứ nhất giúp chúng ta đánh giá các rủi ro khi hậu trong dài hạn dựa trên các kịch bản BĐKH. Ngược lại, cách tiếp cận thứ hai tập trung vào các giải pháp thích ứng và sự tham gia của cộng đồng (UNFCCC, 2007). Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xây dựng một cách tiếp cận tổng hợp đánh giá tổn thương trong hiện tại với rủi ro khí hậu trong tương lai.

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu đối với dải ven bờ tỉnh khánh hoà, những tiếp cận thích ứng và ứng phó (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)