Năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và công bố Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam (sau đây gọi là Kịch bản 2009). Kịch bản được xây dựng dựa trên kịch bản phát thải khí nhà kính và kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, phản ảnh sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, GDP, phát thải khí nhà kính, biến
đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Kịch bản là một cấu thành quan trọng của quy trình đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, phục vụ cho việc xây dựng và triển khai kế hoạch hành động của các Bộ, ngành, địa phương nhằm thích ứng và giảm thiểu tác
động tiềm tàng của biến đổi khí hậu.
Kịch bản công bố năm 2009 được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu trong và ngoài nước về biến đổi khí hậu đến thời điểm đó, với mức độ chi tiết mới chỉđến vùng khí hậu và chung cho cả vùng biển của Việt Nam.
Kịch bản được cập nhật (sau đây gọi là Kịch bản 2011) nhằm bổ sung các dữ
liệu, kiến thức mới về hệ thống khí hậu và các phương pháp tính toán mới để đưa ra các kịch bản chi tiết hơn, có cơ sở khoa học hơn và phù hợp với thực tiễn.
Việc cập nhật Kịch bản cần phải được thực hiện trên cơ sở các mô hình khí hậu, phần mềm thống kê, phương pháp luận được lựa chọn, xây dựng chuyên biệt cho Việt Nam và khu vực lân cận. Các loại số liệu cần được khai thác tối đa trong quá trình xây dựng như số liệu quan trắc tại các trạm khí tượng, khí hậu, các trạm hải văn, dữ liệu vệ
tinh, số liệu mô phỏng của mô hình,… Kịch bản cần được chi tiết hoá đến đơn vị hành chính cấp tỉnh và nhỏ hơn.
3.1. Phương pháp xây dựng Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam Nam
a) Phương pháp xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu
Kế thừa về các phương pháp đã được sử dụng trong kịch bản công bố năm 2009 bao gồm: Phương pháp chi tiết hóa thống kê được dùng để tính toán cho kịch bản nhiệt
độ, lượng mưa trung bình mùa, năm đối với các kịch bản phát thải khí nhà kính ở mức thấp, trung bình và cao. Bổ sung các phương pháp chi tiết hóa động lực gồm: Mô hình AGCM/MRI của Nhật Bản được dùng để tính toán cho kịch bản nhiệt độ, lượng mưa trung bình mùa, năm đối với kịch bản phát thải khí nhà kính ở mức trung bình; Mô hình PRECIS của Vương quốc Anh được dùng để tính toán cho kịch bản nhiệt độ, lượng mưa trung bình mùa, năm và cực trị đối với kịch bản phát thải khí nhà kính ở
mức trung bình. Các phần mềm SDSM, SIMCLIM của New Zealand được dùng để
tham khảo.
Thời kỳ cơ sở để so sánh sự thay đổi của khí hậu là giai đoạn 1980-1999 (cùng
được sử dụng trong kịch bản 2009) đây cũng là giai đoạn được Ban Liên Chính phủ về
b) Phương pháp xây dựng kịch bản nước biển dâng
Trên cơ sở kế thừa Kịch bản 2009 và yêu cầu chi tiết hoá của kịch bản cập nhật cũng như khả năng áp dụng các phương pháp tính toán kịch bản nước biển dâng trong
điều kiện hiện nay ở Việt Nam, kịch bản mực nước biển dâng cũng được xây dựng bằng phương pháp chi tiết hóa thống kê, trên cơ sở mối quan hệ thống kê giữa mực nước biển thực đo, ước tính từ vệ tinh trong quá khứở từng khu vực của Việt Nam với mực nước biển toàn cầu.
Kết quảđược chiết xuất từ 10 mô hình số trị toàn cầu và các phương pháp khác, như mô hình SIMCLIM để tham khảo.
c) Phương pháp xây dựng các bản đồ nguy cơ ngập
Bản đồ nguy cơ ngập theo các mực nước biển dâng được xây dựng để chỉ ra các khu vực có nguy cơ bị tác động trực tiếp do nước biển dâng. Dữ liệu được dùng để xây dựng bản đồ nguy cơ ngập bao gồm:
- Bản đồ sốđịa hình các tỉnh ven biển với tỷ lệ 1:10.000 do Cục Đo đạc và Bản
đồ, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng năm 2010.
- Bản đồđịa hình tỉ lệ 1:5.000 của vùng Đồng bằng sông Cửu Long thuộc dự án cấp nhà nước "Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa hình - thuỷ văn cơ bản phục vụ phòng chống lũ lụt và phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long" do Trung tâm Viễn thám Quốc gia, Bộ Tài nguyên Môi trường xây dựng năm 2008.
- Dữ liệu nền địa lý về giao thông các tỉnh ven biển tỷ lệ 1:25.000 do Nhà xuất bản Bản đồ, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành năm 2005.
- Số liệu về diện tích và dân số các tỉnh ven biển do Tổng cục Thống kê phát hành năm 2009.
Mỗi bản đồ nguy cơ ngập cho một khu vực được xây dựng dựa trên một giá trị
duy nhất của mực nước áp dụng trên toàn vùng thể hiện của bản đồ. Về cơ bản, phương pháp này là “nâng bề mặt nước” theo một giá trịđược lựa chọn. Cách tiếp cận này được sử dụng phổ biến nhất trong xây dựng bản đồ nguy cơ ngập do nước biển dâng. Các lớp thông tin được nhập vào hệ thống thông tin địa lý, được thể hiện trên bản đồ nguy cơ ngập và được trình bày theo quy định của bản đồ chuyên đề đã ban hành.
3.2. Quá trình cập nhật, hoàn thiện Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam Việt Nam
Để chuẩn bị cập nhật Kịch bản, từ tháng 9 năm 2009, ngay sau khi công bố
Kịch bản năm 2009, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường đã xây dựng kế hoạch, triển khai các nghiên cứu về phương pháp luận đánh giá dao động và biến
đổi khí hậu; đánh giá mức độ dao động và tính chất của các yếu tố và hiện tượng khí hậu; đánh giá xu thế biến đổi của các yếu tố khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ, lượng mưa, thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan; tổng hợp, phân tích, lựa chọn các kịch bản nước biển dâng trên thế giới phù hợp để cập nhật và xây dựng các kịch bản nước biển dâng đặc thù cho các vùng ven biển Việt Nam theo từng giai đoạn từ năm 2020
đến năm 2100; huy động tài trợ, hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế. Đồng thời, Viện đã hợp tác nghiên cứu với Viện Khí tượng Nhật Bản, Cơ quan khí tượng Hadley
Vương quốc Anh và mời các chuyên gia cao cấp, các nhà khoa học có kinh nghiệm trực tiếp tham gia xây dựng cập nhật Kịch bản, với phương châm học hỏi kinh nghiệm quốc tế áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Đểđảm bảo có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn, nhiều Hội thảo tham vấn các địa phương, các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế về các nội dung của Kịch bản đã được tổ chức.
Sau nhiều lần chỉnh sửa, Hội đồng Thẩm định cấp quốc gia đã tổ chức cuộc họp
đánh giá kết quả cập nhật Kịch bản, thành phần gồm đại diện các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ và các cơ quan khoa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Liên hiệp Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam. Tiếp thu các ý kiến của Hội
đồng thẩm định cấp quốc gia, việc cập nhật Kịch bản được hoàn thành và xin phép Chính phủ cho công bố.