Kết luận và khuyến nghị

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu đối với dải ven bờ tỉnh khánh hoà, những tiếp cận thích ứng và ứng phó (Trang 85 - 88)

Việc sử dụng Kịch bản trong đánh giá tác động và xây dựng kế hoạch hành

động ứng phó với biến đổi khí hậu cần được xem xét và lựa chọn phù hợp với từng ngành, lĩnh vực và địa phương với các tiêu chí: tính đặc thù (của ngành, lĩnh vực, địa phương,…); tính đa mục tiêu; tính hiệu quả nhiều mặt (kinh tế, xã hội, môi trường); tính bền vững; tính khả thi, khả năng lồng ghép với các chiến lược, chính sách và kế

hoạch phát triển.

Khi áp dụng Kịch bản cho các địa phương, khuyến nghị thực hiện các bước: - Xác định các thông số khí hậu quan trọng đối với ngành và đối tượng nghiên cứu phù hợp với địa phương;

- Chọn kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho địa phương từ kịch bản quốc gia;

- Sử dụng các mô hình thủy văn, thủy lực và các mô hình đánh giá tác động nhằm cung cấp những thông tin đầu vào quan trọng khác như sự thay đổi chếđộ dòng chảy, ngập lụt, xâm nhập mặn, nước dâng do bão, biến đổi đường bờ,… phục vụ xây dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Việc triển khai, xây dựng và thực hiện các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu không nhất thiết phải tiến hành đại trà ở quy mô thế kỷ, mà cần phải có phân kỳ

thực hiện. Cần phải xác định được mức độưu tiên dựa trên nhu cầu thực tiễn và nguồn lực có được trong từng giai đoạn để lựa chọn kịch bản phù hợp nhất. Kịch bản phát thải thấp và kịch bản phát thải trung bình có thể được áp dụng đối với các tiêu chuẩn thiết kế cho các công trình mang tính không lâu dài và các quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn; kịch bản phát thải cao cần được áp dụng cho các công trình mang tính vĩnh cửu, các quy hoạch, kế hoạch dài hạn.

Theo kế hoạch, Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu sẽ công bố kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu và khu vực trong Báo cáo đánh giá lần thứ 5 (AR5) vào cuối năm 2014. Do đó theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Kịch bản sẽ tiếp tục được cập nhật vào năm 2015. Các đánh giá tác

động và khả năng bị tổn thương do biến đổi khí hậu cần được rà soát, cập nhật khi Kịch bản mới được công bố.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Tháng 6-2009.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam (Dự thảo), 2011.

3. Climate Change 2007: The Physical Science Basis. Intergovernmental Panel on Climate Change, 2007. ISBN 92-9169-121-6.

THE ISSUES OF RESEARCH, DEVELOPMENT AND UPDATE ON CLIMATE CHANGE SCENARIOS CLIMATE CHANGE SCENARIOS

Nguyen Van Thang, Tran Thuc

Vietnam Institute of Meteorology, Hydrology and Environment

When the climate change scenario is built, many questions are often raised as a weather forecast was not accurate for two days, let alone 100 years and who is responsible for the temperature 100 years from now; there needs no scenario and how reliable are the scenarios; etc. The answer is partly in response to report content. In addition the report also

mentioned method, scenario building process, inheritance and preeminence of the scenario in

NHỮNG TỔN THẤT KINH TẾ - XÃ HỘI DO THIÊN TAI, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ VẤN ĐỀ DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯỞ VIỆT NAM KHÍ HẬU VÀ VẤN ĐỀ DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯỞ VIỆT NAM

Đinh Vũ Thanh, Nguyễn Văn Viết

Dự án tăng cường năng lực quốc gia vềứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ tổn thương và kiểm soát phát thải khí nhà kính – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Hậu quả của tình trạng di dân, mất chỗ ở do thiên tai và biến đổi khí hậu xét trên hầu hết mọi khía cạnh về phát triển và an ninh xã hội có thể mang tính hủy hoại nghiêm trọng. Thậm chí có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định chính trị của mỗi quốc gia. Đối với nước ta đây còn là vấn đề mới. Nội dung báo cáo “Những tổn thất về kinh tế - xã hội do thiên tai, biến đổi khí hậu và vấn đề di dân tái định cư ở Việt Nam” bao gồm các vấn đề:

- Nghiên cứu sơ bộ tình hình thiên tai, biến đổi khí hậu và những tổn thất về kinh tế - xã hội do chúng gây ra và sự di dân tự do trong những năm qua ở Việt Nam;

- Đề xuất các giải pháp và chính sách di dân tái định cư, ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Lời giới thiệu

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai đến kinh tế-xã hội nói chung, đến tình trạng di cư và mất chỗ ở của loài người nói riêng đã được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây, đặc biệt là ở các tổ chức Quốc tế như Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), Trung tâm phòng chống thiên tai châu Á (ADPC), Tổ

chức di dân thế giới của Liên Hợp Quốc (IOM) [2], [3], Tổ chức Nông lương thế giới (FAO). Các công trình này cho biết những thiệt hại về kinh tế xã hội và sự sống sinh kế của con người do BĐKH. Cho dù chưa có con số dự báo chính xác về lượng người phải di cư trong những thập kỷ tới, song phạm vi và mức độ của tình trạng này có thể

sẽ lớn hơn nhiều. Người dân ở các quốc gia và các quốc đảo kém phát triển sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề hơn cả. Thực tế cho thấy phần lớn những người buộc phải di cưđều tìm kiếm nơi trú ẩn trên đất nước mình, phần còn lại tìm kiếm nơi nương náu

ở bên ngoài biên giới. Những sự kiện như vậy đã diễn ra ở các nước châu Phi vùng Sahel thuộc Sa-ha-ra, một số nước thuộc Nam Á, các nước Trung Mỹ Mehico,… Đây là những tài liệu để tham khảo, ứng dụng vào nghiên cứu những tổn thất do thiên tai, biến đổi khí hậu và sự di dân tái đinh cưở Việt Nam.

1.Về tình hình thiên tai và biến đổi khí hậu ở Việt Nam

1.1. Bão đổ b vào Vit Nam

Số cơn bão có xu thế tăng dần từ 1950 đến 1980. Số cơn bão giảm trong thập kỷ

1990. Nên chú ý rằng vào thập kỷ 1950 số lượng bão nhiều nhất vào tháng 8 và thập kỷ 1960, 1970 vào tháng 9. Vào thập kỷ 1980 bão nhiều nhất vào tháng 10 thập kỷ

1990 vào tháng 11. Như vậy bão có xu thế dịch chuyển dần vào phía Nam và xuất hiện muộn hơn so với trước.

1.2. Tình hình lũ, lt

Trong những năm gần đây, trên các khu vực toàn quốc đã xảy ra những lũ lụt lớn như ở Bắc Bộ năm 1996, 2002, 2008; ở Trung Bộ năm 1998, 1999, 2007 và 2009

và Nam Bộ năm 2000, 2001, gây thiệt hại lớn về người và của. Những số liệu thống kê không thể nào diễn tả hết thảm cảnh do thiên tai lũ, lụt để lại, nhất là hậu quả rất nặng nề về tâm lý, xã hội và kinh tế [5]:

- Bc B, trong 3 thập kỷ qua, trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình đã có 3 trận lũđặc biệt lớn (1996, 2002 và 2007) với mực nước đỉnh lũ tại Hà Nội trên 12 mét

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu đối với dải ven bờ tỉnh khánh hoà, những tiếp cận thích ứng và ứng phó (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)