OBS là xu thế theo quan trắc quá khứ (mm/yr);

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu đối với dải ven bờ tỉnh khánh hoà, những tiếp cận thích ứng và ứng phó (Trang 37 - 40)

g

OBS là xu thế trung bình toàn cầu (1.5mm/yr);

GCM là giá trị tính toán từ mô hình GCM do tác động giãn nở nhiệt;

TElà hệ số tỷ lệ giữa mô hình cơ sở và thay đổi toàn cầu.

Trên hình 9 là kết quả sau khi giá trị OBSncc được tính hợp với xu thế mực nước biển toàn cầu (giả thiết xu thế không thay đổi), theo đó mực nước biển tại Vũng Tàu vào cuối thế kỷ 21 sẽ tăng vào khoảng 35-60 cm so với thời kỳ 1961-1990 theo kịch bản phát thải trung bình

Hình 8. Xu thế mực nước biển tại Vũng Tàu

theo kịch bản phảt thải trung bình (cm/năm) Hình 9. Xu thế mực nước biển tại Vũng Tàu theo kịch bản phảt thải trung bình có tính đến tác động của biến động địa chất (cm/năm)

4. Kết luận

Xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, đánh giá tác động và tìm kiếm các giải pháp thích ứng đối với tác động của BĐKH đang là vấn đề của thời đại và do đó nhận

được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng Quốc tế. SimCLIM với giao diện đơn giản và thân thiện có thể là một công cụ hữu ích cho mục đích nghiên cứu biến đổi khí hậu, cả trong xây dựng kịch bản và đánh giá tác động. Tác động của BĐKH đến nhiều lĩnh vực, từ nông nghiệp đến tài nguyên nước có thể được đánh giá thông qua các công cụ

hỗ trợ được tích hợp trong SimCLIM. Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy các kịch bản biến đổi khí hậu, mực nước biển là phù hợp với xu thế biến đổi quy mô toàn cầu, tuy nhiên mức độ thay đổi thường thấp hơn so với các kịch bản đã được công bố tại Việt

Nam. Điều này có thể giải thích bởi kết quả dự tính từ SimCLIM chỉ là nội suy trực tiếp từ mô hình khí hậu toàn cầu, chưa đánh giá được hết những tác động mang tính

địa phương.

Cũng cần phải nhấn mạnh rằng SimCLIM chỉ là phần mềm tích hợp và xử lý các kết quả mô phỏng chứ không phải là mô hình mô phỏng cụ thể do đó dẫn đến một hạn chế là không đánh giá được chất lượng số liệu đầu vào và các công cụđi kèm. Các kịch bản được xây dựng trên cơ sở phương pháp nhân rộng quy mô có hạn chế liên quan đến giả thiết rằng quy mô thay đổi toàn cầu luôn là hằng số, không phụ thuộc thời gian và bất kỳ lực tác động nào.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Dự thảo Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam (bản cập nhật), Hà Nội

3. Kenny, G.J., Ye, W., Warrick, R.A. and Flux, T. (1999). Climate variations and New Zealand agriculture: The CLIMPACTS system and issues of spatial and temporal scale. In: Oxley, L., Scrimgeour, F. and Jakeman, A. (eds.). Proceedings of MODSIM 99 Conference, University of 557 Waikato, Hamilton, New Zealand, 6-9

4. Kenny, G.J., Warrick, R.A., Campbell, B.D., Sims, G.C., Camilleri, M., Jamieson, P.D., Mitchell, N.D., McPherson, H.G. and M.J. Salinger (2000). Investigating climate change impacts and thresholds: an application of the CLIMPACTS integrated assessment model for New Zealand agriculture, Climatic Change 46: 91-113.

5. Mitchell, T. D. (2003): Pattern Scaling: An examination of the accuracy of the technique for describing future climates, Clim. Change, 60, 217-242

6. Warrick, R.A., G.J. Kenny, G.C. Sims, N.J. Ericksen, A.K. Ahmad and M.Q. Mirza, (1996). Integrated model systems for national assessments of the effects of climate change: applications in New Zealand and Bangladesh. Water, Air and Soil Pollution 92, 215-227.

7. Warrick, R.A., Kenny, G.J. and J.J. Harman (editors) (2001). The Effects of Climate Change and Variation in New Zealand: An Assessment Using the CLIMPACTS System. International Global Change Institute, University of Waikato, Hamilton

8. Whetton, P.H., et al. (2005). Australian Climate Change Projections for Impact Assessment and Policy Application: A Review. CSIRO Marine and Atmospheric Research Paper 001, CSIRO Marine and Atmospheric Research, Aspendale, Vic., 34 pp

APPLICATION OF SIMCLIM MODELING SYSTEM TO DEVELOP SCENARIOS OF CLIMATE CHANGE AND SEA LEVEL RISE FOR SCENARIOS OF CLIMATE CHANGE AND SEA LEVEL RISE FOR

VIET NAM

Center for Meteorolgy and Climatology (CMETC), Vietnam Institute of Meteorology, Hydrology and Environment (IMHEN)

The aim of this paper is to introduce the integrated SimCLIM modeling system and applied results in developing scenarios of climate change and sea level rise for Vietnam. Features of the model are first described briefly. Authors then present some results of the model application for Vietnam. Results of this study indicate that SimCLIM modeling system with an “open-framework” may be a useful tool for studying climate change, both climate change projection and its impact assessment. The more detailed applied studies are going to present in next papers.

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TỈNH KHÁNH HÒA Lại Thị Lương Lại Thị Lương

Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Nam Trung Bộ

Với vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên khá đặc thù, Khánh Hoà có rất nhiều lĩnh vực kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp, du lịch dịch vụ; tài nguyên nước; tài nguyên đất ... chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu.

Các hiện tượng thời tiết cực đoan như: xâm nhập mặn, hạn hán, bão, giông lốc có xu hướng xảy ra thường xuyên và ngày càng mạnh hơn như: cơn bão MIRINAE đổ bộ vào phía bắc tỉnh cuối năm 2009 gây ra đợt mưa, lũ lịch sử trên sông Cái Nha Trang; tình trạng nắng nóng, hạn hán xảy ra trong những tháng đầu năm 2010, là một trong những minh chứng cụ thể.

Theo sự phân hạng thế giới, tỉnh Khánh Hoà là một tỉnh nghèo về nước, nhưng điều đáng nói hơn cả là trong khi mùa khô kéo dài 8 tháng mà lượng nước chỉ chiếm khoảng 30 - 35% dòng chảy năm, còn mùa lũ chiếm tới 70 - 75% lượng dòng chảy năm, rất bất lợi đối với nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.

Tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng có dấu hiệu ảnh hưởng rõ rệt, theo đó, việc biến đổi khí hậu sẽ làm cho mực nước biển dâng cao, mùa khô kéo dài hơn và gây ra mưa dông, tố lốc trong mùa khô, mùa lũ thì khốc liệt hơn, các trận lũ quét xuất hiện nhiều hơn. Điều này gây tác động lớn đến tài nguyên nước như gây ra tình trạng ngập lụt trong mùa mưa, gây nhiễm mặn các nguồn nước và suy thoái nguồn nước ngầm trong mùa khô.

Mặt khác, do tác động của biến đổi khí hậu đặc biệt là nhiệt độ không khí có xu thế tăng lên rõ rệt, sự biến động khá lớn về lượng mưa trong các mùa, dẫn tới lượng bốc thoát hơi tăng, lượng dòng chảy năm, dòng chảy mùa cạn có xu thế giảm trong khi nhu cầu dùng nước cho các ngành kinh tế lại càng tăng. Trong mùa khô xu thế giảm mưa kéo dòng chảy giảm dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn cả ở phần nước mặt và nước ngầm. Trái lại mưa lũ lớn và kéo dài trong mùa lũ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của nhân dân.

1. Mởđầu

Khánh Hoà là một trong những tỉnh chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu, với vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội khá đặc thù, Khánh Hoà có rất nhiều lĩnh vực kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp, du lịch dịch vụ; tài nguyên nước; tài nguyên đất; công nghiệp và giao thông vận tải; sức khỏe cộng đồng và khu vực ven biển chịu ảnh hưởng của biến đổi của khí hậu nặng nề nhất.

Các hiện tượng thời tiết cực đoan như: xâm nhập mặn, hạn hán, bão, giông lốc có xu hướng xảy ra thường xuyên và ngày càng mạnh hơn như: cơn bão MIRINAE đổ bộ

vào phía bắc tỉnh cuối năm 2009 gây ra đợt mưa, lũ lịch sử trên sông Cái Nha Trang; tình trạng nắng nóng, hạn hán xảy ra trong những tháng đầu năm 2010, là một trong những minh chứng cụ thể.

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu đối với dải ven bờ tỉnh khánh hoà, những tiếp cận thích ứng và ứng phó (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)