3. Đánh giá tác động của BĐKH đến một số lĩnh vực của tỉnh Vĩnh Phúc
3.3. Tác động đến lâm nghiệp
Tác động của BĐKH đến lâm nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc được tập trung vào đánh giá nguy cơ cháy rừng theo các kịch bản BĐKH. Nguy cơ cháy rừng được tính toán dựa theo công thức V.G Nesterop để tính chỉ tiêu tổng hợp để dự báo nguy cơ cháy rừng (P). Việc tính toán được thực hiện cho hai nửa diện tích của tỉnh có địa hình hoàn toàn khác nhau là vùng núi Tam Đảo và vùng đồng bằng Vĩnh Yên.
Tại Tam Đảo: có nguy cơ cháy rừng ở mức trung bình. Xét nguy cơ cháy rừng ở
cấp III. IV (Z3,4) cả ba kịch bản phát thải đều cho mức độ nguy hiểm cháy rừng tăng theo thời gian và mức độ biến
đổi ngày có cấp cháy rừng trung bình nhiều năm giữa các kịch bản phát thải cao A2, trung bình B2 và thấp B1 tăng so với thời kỳ nền. Tháng 12 có số ngày nguy cơ cháy rừng Z3,4 cao nhất so với các tháng còn lại trong mùa cháy.
Tại Vĩnh Yên. : có nguy cơ cháy rừng rất cao, mùa cháy rừng mở rộng về đầu mùa cháy, cao nhất ởđầu và giữa mùa cháy (tháng 11 đến tháng 3). Số ngày có nguy cơ
cháy rừng cấp IV, V (Z4,5) lớn nhất vào tháng 12, tăng theo thời gian và tăng theo các kịch bản phát thải B1. B2, A2
Bảng 4. Số ngày có nguy cơ cháy rừng tại Vĩnh Phúc theo các kịch bản BĐKH
Trạm Tam Đảo (Z3,4) Trạm Vĩnh Yên (Z4,5) Giai đoạn nền Kịch bản A2 Kịch bản B2 Kịch bản B1 Giai đoạn nền Kịch bản A2 Kịch bản B2 Kịch bản B1 Tháng 1980-1999 2020 2040 2020 2040 2020 2040 1980-1999 2020 2040 2020 2040 2020 2040 1 0.2 0.3 0.4 0.3 0.4 0.3 0.4 12.9 13.0 13.4 12.9 13.4 12.9 13.4 2 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 9.9 10.0 10.4 9.9 10.4 9.9 10.4 3 0.7 0.9 1.2 0.9 1.2 0.9 1.2 8.2 9.0 10.2 8.8 10.2 8.8 10.2 4 0.4 0.8 0.9 0.8 0.9 0.8 0.9 4.1 4.1 4.3 4.1 4.3 4.1 4.3 5 1.1 1.2 1.6 1.1 1.6 1.1 1.6 2.8 4.5 5.1 4.4 5.1 4.4 5.1 6 0.9 0.9 1.3 0.9 1.2 0.9 1.2 3.5 3.7 4.9 3.7 4.6 3.7 4.6 7 0.7 1.0 1.5 1.0 1.4 1.0 1.4 2.0 2.1 2.6 2.1 2.4 2.1 2.4 8 0.3 0.8 1.2 0.8 1.1 0.8 1.1 1.2 1.2 1.7 1.2 1.6 1.2 1.6 9 1.5 1.6 1.8 1.6 1.8 1.6 1.8 3.8 3.8 5.0 3.8 4.8 3.8 4.8 10 2.4 2.6 2.5 2.6 2.5 2.6 2.5 6.2 7.2 8.3 7.2 8.1 7.2 8.1 11 2.9 5.6 6.9 5.6 6.7 5.6 6.7 7.7 10.8 12.6 10.8 12.3 10.8 12.3 12 3.0 7.5 8.0 7.4 8.0 7.4 8.0 15.2 16.4 17.4 16.2 17.4 16.2 17.4
- Tại Vùng núi cao Tam Đảo nguy cơ cháy rừng ở mức trung bình (cấp 3,4), mùa cháy rừng (các tháng 11 đến tháng 4 năm sau) có xu hướng thu hẹp dần về cuối mùa và mở rộng vềđầu mùa.
- Tại Vĩnh Yên mùa cháy rừng có xu hướng đến sớm hơn (tháng 10) và kết thúc sớm (tháng 3).
- Nguy cơ cháy rừng ở khu vực Tây Nam của tỉnh (Vĩnh Yên) cao hơn khu vực Tây Bắc (Tam Đảo).
Như vậy, trong tương lai ở tỉnh Vĩnh Phúc nguy cơ cháy rừng gia tăng, mùa cháy bị thu hẹp vào cuối mùa. Vĩnh Phúc là tỉnh có diện tích rừng khá lớn, trong đó VQG Tam Đảo có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật quý hiếm và đặc hữu. Vì BĐKH ngày càng diễn biến thất thường khó kiểm soát và khó dự báo nên việc bảo vệ phòng cháy chữa cháy rừng phải hết sức cần thiết.
4. Kết luận
- Trong lĩnh vực tài nguyên nước của tỉnh Vĩnh Phúc: dòng chảy năm có xu hướng gia tăng, dòng chảy lũ đầu và cuối mùa có xu hướng giảm nhưng tăng mạnh vào giữa mùa. Dòng chảy kiệt giảm dần từ đầu mùa đến cuối mùa. Tính toán cân bằng nước theo các kịch bản đều cho thấy lượng nước thiếu hụt ngày càng tăng theo thời gian.
- Đối với ngành nông nghiệp Vĩnh Phúc, kết quả tính toán BĐKH cho thấy năng suất lúa bị giảm, đặc biệt là lúa xuân. Đối với cây lạc xuân, cây ngô đồng năng suất có xu thế. Sản lượng các loại gia súc, gia cầm được ứng tính là giảm sút do ảnh hưởng bởi lượng thức ăn, dịch bênh, và thời tiết khắc nhiệt.
- BĐKH làm tăng nguy cơ cháy rừng ở Vĩnh Phúc, số ngày cơ cháy rừng cấp trung bình và cấp nguy hiểm gia tăng ở tất cả các kịch bản BĐKH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ TN & MT. 2008. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu. 2. Bộ TN & MT. 2009. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam
3. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc(2011). Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường. 2011. Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng.