Về các giải pháp và chính sách di dân tái định cư

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu đối với dải ven bờ tỉnh khánh hoà, những tiếp cận thích ứng và ứng phó (Trang 91 - 94)

- Ở Nam Bộ, trên hệ thống sông Cửu Long đã xảy ra 7 trận lũ đặc biệt lớn gây ngập lụt lớn ởĐBSCL là các trận lũ vào các nă m 1984, 1991, 1994, 1996, 2000,

2. Về các giải pháp di dân, tái định cư, ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

2.2. Về các giải pháp và chính sách di dân tái định cư

Đối với đồng bằng sông Cửu Long suy thoái môi trường do ảnh hưởng của lũ

lụt, là tác nhân dẫn đến tình trạng mất chỗở và di cư khỏi khu vực nông thôn. Nơi đây là ngôi nhà của trên 18 triệu dân, tương ứng với 22% dân số, nơi có trên 40% diện tích

Ngoài ra, còn 60% tôm cá và 80% trái cây cả nước khoảng 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt nNam là từ khu vực này. Cho nên lũ có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của khu vực ĐBSCL. Con người nơi đây sống chung với lũ và phụ thuộc vào các chu kỳ lũ ở những giới hạn nhất định (theo mức độ ngập lụt: ngập nông, ngập vừa và ngập sâu). Sống cùng với thiên tai và với sức ép môi trường do phát triển kinh tế- xã hội, người dân ở ĐBSCL thích nghi với lũ lụt bằng nhiều cách khác nhau. Một trong những cơ

chế thích nghi có thể là di cư, đặc biệt là dưới ảnh hưởng của những thay đổi về KT- XH, đang tạo ra sức hút mạnh hơn đối với các luồng di cưđến vùng đô thị để sinh kế. Chương trình “sống chung với lũ ở ĐBSCL” trở nên quan trọng hơn khi những ảnh hưởng của BĐKH trở nên rõ ràng hơn. Hiện nay chúng ta đang thực hiện tái định cư

cho những hộ dân sống ở những vùng nguy hiểm dọc bờ sông thuộc tỉnh An Giang như một phần của chương trình quản lý lũ lụt. Gần 20000 gia đình nghèo sống trong các vùng có nguy cơ thiên tai (lũ lụt, lởđất, hoặc xói lở bờ sông) đã được đưa vào diện tái định cư cho đến năm 2020. Chiến lược sống chung với lũởĐBSCL sẽ phải kết hợp với tái định cư, chuyển đổi sinh kế (từ trồng lúa sang nuôi đánh bắt cá) và di cư một phần. Trong tương lai dưới ảnh hưởng của nước biển dâng sẽ làm cho người dân nơi

đây cứ 10 người sẽ phải có 1 người mất chỗở. Do vậy cần có chương trình, kế hoạch, chính sách và đầu tư lâu dài cho di dân, tái định cư phù hợp, hay sống chung với lũ lụt

ở vùng này ra sao dưới tác động của BĐKH là hết sức cần thiết.

Miền Trung do địa hình dốc, có đồng bằng hẹp ven biển, khí hậu khắc nghiệt lại chịu ảnh hưởng nhiều của bão, lũ lụt, lũ quét sạt lở đất và hạn hán nên cuộc sống của người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn hơn so với cả nước cho nên chính sách đầu tư cho di dân tái định cư ở vùng này là né tránh và di dời đối với các hộ gia đình ở

vùng có nguy cơ tổn thương cao do BĐKH và nước biển dâng.

Đối với Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đây là vùng đồng bằng lớn thứ hai của cả nước và là vùng kinh tế trọng điểm với đất đai bằng phẳng và khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và các thiên tai thường xảy ra như: Lũ trên sông, bão lớn, nước dâng, sạt lởđất ven sông, ven biển. Mật độ dân số của đĐồng bằng Bắc bBộđông nhất cả nước. Mức sống của người dân thuần nông còn quá thấp và vất vả. Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) số hộ di dân của ĐBSH giai

đoạn 2000-2005 là 1880 lên 3202 hộ, giai đoạn 2006-2010 hầu hết là các hộ dân sống ven sông, ven biển thuộc các vùng dễ bị tổn thương do lũ và sạt lở đất. Chủ trương

ứng phó với BĐKH và thiên tai ở khu vực này là phòng chống đối đầu, thích ứng và củng cố các hệ thống đê sông, đê biển vốn đã được xây dựng và bảo vệ từ bao đời nay.

Ngoài ra chủ trương chống du canh du cư ở Việt Nam cũng là một giải pháp làm giảm nhẹ BĐKH và môi trường cụ thể là: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ rừng tức là bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ bể chứa các bon; bảo vệ đất, chống xói mòn; bảo vệ và điều tiết nguồn nước; giảm lũ lụt và tránh sạt lở đất. Cho nên di dân tái định cư là để phòng tránh các tai biến thiên nhiên như lũống, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi và bão lũ, sóng thần vùng ven biển. Di dân tái định cư hiện nay ngoài nhiệm vụ trên còn để phát triển kinh tế-xã hội của các vùng đồng bào các dân tộc có

đối tượng du canh, du cư hoặc ở các vùng có nhậy cảm với biến đổi khí hậu và thiên tai đến các vùng có điều kiện phát triển nông lâm nghiệp ổn định, nhằm mục tiêu khai thác tiềm năng thiên nhiên miền núi giúp dân thoát nghèo tiến tới làm gìàu, bảo vệ môi trường và ổn định cuộc sống, đặc biệt là vùng núi Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên.

khí hậu như lũ lụt, lũ quét, lũống, sạt lởđất, ngập mặn, hạn hán v.v. và sóng thần, cần phải có quy hoạch sớm, gắn quy hoạch sản xuất với quy hoạch dân cư và quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đảm bảo cho người dân có đủ đất đai để sản xuất, hệ thống thuỷ lợi đảm bảo nước phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt.

Để giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu và thiên tai tới đây cần tiếp tục quy hoạch, bố trí lại dân cư, tổ chức lại sản xuất cho phù hợp, không phải chỉ tự cung tự cấp mà phải tiến tới sản xuất hàng hoá với trọng tâm là kinh tế hộ gia đình làm sao vừa bảo đảm an ninh lương thực vừa bảo vệ môi trường sinh thái.

Tiến tới di dân tái định canh, định cư bền vững cần một lộ trình nhất định, và quan trọng là kiện toàn bộ máy, thống nhất cơ quan quản lý cân đối nguồn ngân sách đầu tư trước bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu.

Để giải quyết tốt các vấn đề nêu trên trong bối cảnh biến đổi khí hậu cần sớm đầu tư xây dựng đề án (hay chương trình quốc gia) hạn dài về “Tăng cường năng lực về di dân tái định cư trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam” với các nội dung như sau:

- Nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa BĐKH-Di dân và mất chỗ ở, trong

đó cần quan tâm đến các biện pháp kỹ thuật để cùng cộng đồng quốc tế làm giảm nhẹ

BĐKH;

- Tập trung vào vấn đề an ninh, an toàn xã hội, bảo đảm, chính sách ưu tiên cho những người mất chỗở, phải di cư do BĐKH;

- Tăng cường đầu tư cho khả năng thích nghi của con người trước ảnh hưởng của BĐKH để giảm số người buộc phải di cư; như các phương án thích nghi tại chỗ, như hệ thống tưới tiêu nước, đa dạng hóa thu nhập và quản lý rủi ro; trao quyền cho phụ nữ và những người thiệt thòi nhất do BĐKH; và có kế hoạch thích nghi toàn diện;

- Ưu tiên những vùng và những hộ gia đình dễ bị tổn thương nhất; Thiết lập các cơ chế và cam kết chặt chẽđểđảm bảo ngân sách hỗ trợ thích nghi đến được với người cần sử dụng nhất;

- Lồng ghép di dân tái định cư vào các chiến lược thích nghi và kế hoạch hành

động ứng phó với BĐKH của các ngành và địa phương;

- Lồng ghép BĐKH vào trong các khung chương trình đối phó với tình trạng mất chỗở và di cưở tầm quốc gia và quốc tế;

- Tăng cường nguồn lực của các cơ quan nhà nước và quốc tế đối với những người di dân mất chỗở và tái định cư do biến đổi khí hậu.

Kết luận

Biến đổi khí hậu sẽ tác động đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn cầu, trong đó Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Đó là nguyên nhân của sự di dân tái định cư do mất chỗ ở và sinh kế trong hiện tại và tương lai, nên rất cần được sự quan tâm đầu tư của nhà nước và đặc biệt là sự hỗ trợ về nguồn lực tài chính của các tổ chức quốc tế cho vấn đề di dân tái định cư trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. IOM, Migration research series, 2008, No 31, Migration and Climate Change, Switzerland;

2. Tìm kiếm nơi trú ẩn “Ảnh hưởng của BĐKH lên tình trạng di cư và mất chỗở của con người”; CARE 2009;

3. Tin tức “Sống xanh” Document and seting 1/02/2011, Biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường và di dân;

4. Lê Bắc Huỳnh; Bước đầu đánh giá tác động của BĐKH đến thiên tai lũ lụt, lũ quét và hạn hán ở Việt nam. HBVTN&MT (VASNE) tháng 9/2011.

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu đối với dải ven bờ tỉnh khánh hoà, những tiếp cận thích ứng và ứng phó (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)