Tác động đến dòng chảy

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu đối với dải ven bờ tỉnh khánh hoà, những tiếp cận thích ứng và ứng phó (Trang 116 - 118)

- Ở Nam Bộ, trên hệ thống sông Cửu Long đã xảy ra 7 trận lũ đặc biệt lớn gây ngập lụt lớn ởĐBSCL là các trận lũ vào các nă m 1984, 1991, 1994, 1996, 2000,

3. Quy trình tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển

2.2. Tác động đến dòng chảy

2.2.1. Tác động đến dòng chảy năm

Nhìn chung dòng chảy năm đều có xu hướng tăng trong tất cả các thời kỳ của các kịch bản biến đổi khí hậu (Hình 4 và Hình 5).

Mức độ tăng dòng chảy năm so với thời kỳ nền có sự khác nhau giữa các trạm và giữa các thời kỳ của các kịch bản. Mức độ tăng tại trạm Sơn Giang lớn hơn so với trạm An Chỉ trong tất cả các thời kỳ trong tương lai của các kịch bản biến đổi khí hậu. Dòng chảy năm tăng khá đều so với thời kỳ nền trong 2 thời kỳ đầu 2020-2039 và 2040-2059, mức độ tăng có xu thế khác nhau trong thời kỳ 2060-2079 và khác biệt rõ rệt trong thời kỳ cuối 2080-2099.

Tại trạm An Chỉ, trong thời kỳ 2020-2039, mức độ tăng ở kịch bản B1 nhiều hơn so với A2 và B2 nhưng không đáng kể và ngược lại trong các thời kỳ sau. Hai kịch bản B2 và A2 tăng khá đểu trong ba thời kỳđầu và chỉ có sự khác biệt rõ rệt trong thời kỳ cuối 2080-2099. Nhìn chung, kịch bản B1 tăng nhiều nhất ở thời kỳ đầu, nhưng thời kỳ sau, kịch bản A2 tăng nhiều nhất, đặc biệt là ở thời kỳ cuối thập kỷ 21. Dòng chảy năm tại trạm An Chỉ có khả năng tăng từ 4,54% (thời kỳ 2020-2039 của kịch bản B2) đến 17,29% (thời kỳ 2080-2099 của kịch bản A2). Tại trạm Sơn Giang, xu thế dòng chảy năm tăng lên so với thời kỳ nền 1980- 1999 ở các thời kỳ của các kịch bản biến đổi khí hậu tương tự như trạm An Chỉ. Tuy nhiên, mức độ tăng lớn hơn ở hầu hết các thời kỳ của các kịch bản này. Dòng chảy năm tại trạm Sơn Giang có khả năng tăng từ 4,63% (thời kỳ 2020-2039 của kịch bản

B2) đến 18,10% (thời kỳ 2080-2099 của kịch bản A2).

Hệ số dòng chảy năm có xu thế tăng nhưng không khác nhau nhiều giữa các kịch bản trong các thời kỳ do tổn từ thất bốc thoát hơi trên lưu vực cũng tăng lên mặc dầu lượng mưa năm tăng.

Hình 4. Dòng chảy năm tại trạm Sơn Giang theo các kịch bản

Hình 5. Dòng chảy năm tại trạm An Chỉ theo các kịch bản

2.2.2. Tác động đến dòng chảy mùa lũ

Dòng chảy trong các tháng mùa lũ (IX-XII) đều có xu hướng tăng so với kịch bản nền, lượng tăng lớn nhất vào khoảng 11,48 – 44,19 m3/s (6,65 – 25,59%) ở trạm An Chỉ, 26,67 – 105,78 m3/s (6,25 – 24,80%) ở trạm Sơn Giang (Hình6).

Hình 6. Dòng chảy trung bình mùa lũ theo các kịch bản

Đối với dòng chảy mùa lũ, mức độ tăng tại trạm Sơn Giang cũng lớn hơn tại trạm An Chỉ và xu thế tăng giữa các thời kỳ của các kịch bản biến đổi khí hậu so với kịch bản nền cũng tương tự như xu thế tăng của dòng chảy năm.

Tác động đến dòng chảy mùa cạn

Hình 7. Dòng chảy trung bình mùa cạn tại một số trạm theo các kịch bản

thế giảm, nhưng ở tất cả các kịch bản biến đổi khí hậu ở cả hai trạm Sơn Giang và An Chỉ mặc dù các tháng đầu và cuối mùa cạn đều tăng, tuy nhiên, có mức độ tăng nhỏ

hơn lượng dòng chảy trong các tháng giữa mùa cạn. Lượng dòng chảy mùa cạn có khả

năng giảm khoảng 0,23 – 1,07 m3/s (1,06 – 4,97%) ở trạm An Chỉ và 0,49 – 2,85 m3/s (0,78 – 4,50%) ở trạm Sơn Giang (Hình 7).

2.2.4. Tác động đến dòng chảy tháng

Tại trạm An Chỉ, dòng chảy tháng có xu thế giảm so với kịch bản nền từ tháng II đến tháng VIII và tháng XII ở cả ba kịch bản B1, B2 và A2 trong tất cả các thời kỳ. Các tháng đầu và cuối mùa cạn, dòng chảy đều có xu hướng tăng. Dòng chảy trong tháng cuối mùa lũ là tháng XII giảm nhưng không đáng kể so với kịch bản nền. Các tháng còn lại trong mùa lũđều có xu thế tăng. Tháng có lượng dòng chảy giảm nhiều nhất so với kịch bản nền là tháng V, giảm 4,2 m3/s (35,00%, thời kỳ 2080-2099 của kịch bản A2). Tháng có dòng chảy tăng nhiều nhất so với kịch bản nền là tháng XI, tăng 72,6 m3/s (33,7%, thời kỳ 2080-2099 của kịch bản A2) (Hình 8). Tại trạm Sơn Giang, dòng chảy tháng có xu thế giảm so với kịch bản nền từ

tháng III đến tháng VII. Dòng chảy trong các tháng còn lại ở tất cả các thời kỳ đều tăng so với kịch bản nền. Tháng có lượng dòng chảy giảm nhiều nhất so với kịch bản nền là tháng V, giảm 15,1 m3/s (33,6%, thời kỳ 2080-2099 của kịch bản A2). Tháng có dòng chảy tăng nhiều nhất so với kịch bản nền là tháng XI, tăng 232,1 m3/s (35,9%, thời kỳ 2080-2099 của kịch bản A2). Hình 8. Biến đổi dòng chảy tháng theo các kịch bản

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu đối với dải ven bờ tỉnh khánh hoà, những tiếp cận thích ứng và ứng phó (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)