Thực trạng sản xuất và tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu đối với dải ven bờ tỉnh khánh hoà, những tiếp cận thích ứng và ứng phó (Trang 96 - 101)

- Ở Nam Bộ, trên hệ thống sông Cửu Long đã xảy ra 7 trận lũ đặc biệt lớn gây ngập lụt lớn ởĐBSCL là các trận lũ vào các nă m 1984, 1991, 1994, 1996, 2000,

2.Thực trạng sản xuất và tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam

Do nguồn cấp điện hạn chế dẫn đến tình trạng thiếu điện trầm trọng, đặc biệt trong thời kỳ mùa khô – nóng (khoảng tháng 4 – 6) hàng năm. Theo báo cáo tổng kết năm 2010 của EVN,[5] trong năm 2011, có thể thiếu khoảng 2 - 3 tỷ kwh, gấp 2 – 3 lần so với năm 2010. Dự kiến đến năm 2020, về cơ bản, những nguồn thuỷ điện tiềm năng sẽđược khai thác hết. Ngoài ra, việc duy trì tỷ trọng thuỷđiện cao trong nguồn cấp cũng gây khó khăn trong việc điều phối khi xảy ra tình trạng bất lợi về thời tiết (mưa ít, lượng nước tích không đủ, khô hạn kéo dài). Năm 2010, lần đầu tiên trong hơn 20 năm vận hành, hồ Hoà Bình hoàn toàn không phải xả lũ, mực nước hồ đến cuối thời kỳ tích nước hụt đến 17m so với mực nước dâng bình thường hàng năm, báo trước sự khó khăn trong vận hành cấp điện vào năm 2011 và trong năm 2011, một lần nữa hồ Hòa Bình không phải xả lũ. Hơn thế nữa, trong thời gian qua, việc xây dựng hàng loạt công trình thuỷđiện lớn, nhỏ trên các dòng sông ở Miền Bắc, Miền Trung đã dẫn đến những hệ luỵ về môi trường, sự suy giảm dòng chảy xuống hạ lưu về mùa cạn làm nảy sinh mâu thuẫn trong việc sử dụng nước ở phần thượng và hạ lưu; kéo dài, thậm chí gia tăng ngập lụt trong mùa lũ do các hồđồng thời xả lũ.

Việc xây dựng nhà máy thuỷđiện Đak Mi 4 tại huyện Phước Sơn - Quảng Nam cắt hoàn toàn dòng Đak Mi (chiếm 1/3 diện tích lưu vực sông Vu Gia nhưng đóng góp

đến 50% lượng nước cho sông này) để phát điện không trả nước lại dòng cũ mà đổ về

sông Thu Bồn, gây cạn kiệt ở hạ lưu, ảnh hưởng đến nội thuỷ ở thành phố Đà Nẵng. Ngoài tác động môi trường, gần 1,7 triệu người dân vùng hạ lưu cũng bị ảnh hưởng do thiếu nước ở thượng nguồn sông Vu Gia. Thành phố Đà Nẵng đề nghị bảo đảm lưu lượng trung bình mùa cạn ở thượng nguồn sông Vu Gia đoạn qua nhà máy thuỷ điện

Đak Mi 4 là 45 – 47m3/s để tránh thảm hoạ môi trường và ảnh hưởng nội thủy ở Đà Nẵng. Trong khi đó, tổ chuyên gia thẩm định do Bộ Công Thương thành lập chỉ đề

nghị nhà máy trả lại dòng cũ với lưu lượng 8m3/s [5]

Do ảnh hưởng của trận lũ đầu tháng 10/2010 thuỷ điện Hố Hô (Quảng Bình) công suất 14MW bị kẹt cửa van, không kéo lên được do mất điện, nước tràn qua đập làm ngập 2 xã Hương Lâm và Hương Liên, trong đó có 2 người chết.

Công tác giải phóng lòng hồ sông Ba Hạ, phục vụ tích nước làm mất hàng ngàn ha đất nông nghiệp, phải di dời tái định cư cho 420 hộ dân, nhưng suốt từ đầu năm 2007, người dân di dời vẫn không có đất sản xuất, dẫn đến đói nghèo, do đó họ lại kéo nhau đi đốt than, phá rừng cấm quốc gia Krong Trai để làm nương rẫy, gây tác động xấu đến môi trường lưu vực sông.

Chỉ trên một con suối đi qua xã Bản Hồ - Sa Pa mà xây dựng đến 3 nhà máy thuỷ điện: Nậm Toóng, Sử Pán 2 và Séo Choong Hố, làm ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường, đường sá, cảnh quan bị tàn phá, nước suối đục đến mức không còn có thể

tắm được, vì thế hoạt động du lịch cũng bị ngưng trệ. Và vào hồi 20 giờ ngày 25/12/2010, khoảng 40.000m3 đất đá từ cao độ 618 của nhà máy thuỷ điện Nậm Toóng đã sạt lở, trôi xuống phía dưới vùi lấp nhà máy thuỷ điện Sử Pán 2, phá hỏng toàn bộ thiết bị điều khiển trung tâm, thiết bị rơ le phân phối điện, thiết bị điều khiển mô tơ cánh hướng và van cầu tổ máy số 3, gây thiệt hại hàng trăm tỷ và chậm tiến độ

phát điện khoảng 6 tháng.

Thậm chí còn xảy ra sự trùng lặp trong quy hoạch vị trí thuỷđiện Đak Keh nằm trong quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc do Bộ Công nghiệp phê duyệt tháng 10/2005, hoàn toàn trùng với thuỷđiện Đak Sin 3 trong quy hoạch thuỷđiện nhỏ của tỉnh Đak Nông. Vì vậy, Bộ Công Thương đã chính thức yêu cầu loại bỏ dự án thuỷ điện Đak Sin 3.

Trong khi đó, nhiệt điện lại đòi hỏi một lượng than lớn – là một trong hai hộ

tiêu thụ than lớn nhất trong cả nước. Cũng theo ước tính, từ sau 2015 với tốc độ phát triển hiện nay, theo phương án cơ sở, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than cho các mục

đích sản xuất khác nhau, trước hết là điện, xi măng, sau đó là sản xuất phân đạm, luyện kim - hoá chất, công nghiệp giấy… Vì thế, để bảo đảm nguồn điện, đòi hỏi phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào cùng với việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân. Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân cho phép nâng cao khả năng bảo đảm nguồn năng lượng cho nền kinh tế, giảm phát thải khí ô nhiễm vào môi trường, góp phần bảo tồn các nguồn nhiên liệu hoá thạch truyền thống. Tuy nhiên, việc xây dựng và vận hành một nhà máy điện hạt nhân cũng nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường, trong đó bảo đảm an toàn hạt nhân và xử lý rác thải phóng xạ có tầm quan trọng đặc biệt.

Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, ở nhiều quốc gia, người ta đã xúc tiến việc nghiên cứu sử dụng các nguồn nhiên liệu tái tạo thay thế cho các nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch để sản sinh năng lượng, trước hết là điện năng và trên thực tế đã thu

được những kết quả rất khả quan.

3. Một số tiềm năng khai thác nhiên liệu tái tạo

Sản xuất xăng dầu từ nước, CO2 và ánh sáng mặt trời

Nhưđã biết, nguồn năng lượng mặt trời là vô cùng lớn, liên tục, nhưng phân bố

rất không đều trên mặt đất. Khu vực xích đạo, hàng năm nhận được lượng bức xạ mặt trời khổng lồ, nhưng khu vực hai cực lại tiếp nhận một lượng bức xạ vô cùng nhỏ bé. Tuy vậy, ngay cảở khu vực xích đạo - nhiệt đới, tại những nơi hoang vu sa mạc không có người thì lượng bức xạ nhận được cũng hầu như chỉ làm đốt nóng mặt đất mà không được sử dụng cho các mục đích vì cuộc sống con người. Chính vì vậy đã này sinh ý tưởng tìm kiếm một phương thức biến đổi năng lượng trong bức xạ mặt trời thành một nguồn năng lượng hóa học dưới dạng nhiên liệu lỏng có thể dễ dàng lưu giữ

cũng như vận chuyển để sử dụng trong các phương tiện giao thông, cũng như các hoạt

động khác trong cuộc sống đa dạng của con người, khác với phương pháp sản xuất

điện trực tiếp nhờ ánh sáng mặt trời thông qua các pin mặt trời, được cấu tạo bởi các tế

bào quang điện. [4].Để thực hiện ý tưởng này, người ta tiến hành hướng năng lượng mặt trời để tách CO2 và H2O (nước), nhằm tạo ra khí H2 và CO, được gọi là khí tổng hợp, tiền thân của nhiên liệu hyđrocacbon lỏng. Quá trình tách này được diễn ra dưới

điều kiện nhiệt độ cao trong lò phản ứng mặt trời - nơi thu giữ nguồn năng lượng bức xạ mặt trời. Hiệu quả chuyển đổi năng lượng mặt trời thành nhiên liệu được xác định bằng giá trị nhiệt của nhiên liệu sản xuất chia cho bức xạ mặt trời ban đầu đạt 0,8%, cao hơn 2 lần so với giá trị thu được bằng phương pháp quang hoá để tách CO2. Để

bảo đảm cho việc cung cấp năng lượng ở mức thương mại, vấn đề quan trọng là phải nghiên cứu mở rộng quy mô các lò phản ứng năng lượng mặt trời thành các toà tháp năng lượng mặt trời, có công suất đạt được ở mức megawatt. Theo giáo sử Aldo Steinfeld của trường đại học Zurich - một thành viên của nhóm nghiên cứu – cho đến 2020 nhân loại sẽ được chứng kiến các nhà máy công nghiệp nhiên liệu mặt trời đầu tiên đi vào hoạt động, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng trên toàn cầu.

Thu và lưu giữ năng lượng mặt trời trong không gian

Theo công ty Astrium thuộc Tập đoàn hàng không vũ trụ quốc phòng Châu Âu EADS, có thể thu năng lượng mặt trời liên tục cả ngày lẫn đêm bằng các vệ tinh trong không gian để cung cấp cho các nhu cầu ở trên trái đất. Ít nhất trong giai đoạn đầu, năng lượng thu được này chưa bảo đảm cung cấp cho những thành phố lớn với đầy đủ

các cơ sở hạ tầng cần thiết mà chỉ cung cấp cho những vùng sâu, vùng xa - những vùng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với điện như các vùng bị thiên tai, các bệnh viện ở vùng hẻo lánh, các cơ sở bơm, lọc khử muối trong nước. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này được dự tính để cung cấp cho các thành phố lớn khi không còn dầu nữa.

Để thực hiện ý tưởng này, trước tiên phải thử nghiệm với một vệ tinh viễn thông hiện có nhằm mục tiêu cung cấp cho mặt đất một năng lượng điện hạn chế, được tạo ra trên không gian nhờ một la-de hồng ngoại. Ở giai đoạn tiếp theo, sau 2020 nhiều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vệ tinh, trong đó mỗi vệ tinh có khả năng cung cấp đến 100 kW, sẽ có thể tập trung tạo thành chùm tia sáng.[4]

Những tế bào quang điện được Astrium sử dụng tương ứng cho các tia hồng ngoại có thể chuyển đổi đến 60% năng lượng nhận được thành điện năng, thay cho 15% ở các tấm pin mặt trời chỉ thu ánh sáng trắng của mặt trời hiện tại. Do đó công suất của mỗi pin mặt trời hồng ngoại có thểđạt đến 300kW. Năng lượng điện tạo ra ở

các vệ tinh trên không gian sẽ được truyền về mặt đất qua một chùm vi sóng như đối với ăng ten điện thoại di động, bảo đảm đáp ứng yêu cầu sử dụng cao trong tương lai.

Sản xuất nhiệt điện từ trấu

Sản xuất nhiệt điện từ trấu là một hướng khai thác nguồn nhiên liệu tái tạo ở

nhiều nước nông nghiệp, bởi vì trấu là nguồn nguyên liệu rẻ, có nguồn cung cấp dồi dào hàng năm, góp phần tiết kiệm các nguồn tài nguyên không tái tạo, bảo vệ môi trường.

Từ hơn 20 năm qua, chính phủ Thái Lan đã liên tục khuyến khích, xây dựng các nhà máy điện chạy bằng vật liệu hữu cơ, được loại bỏ như trấu, vỏ mía, dăm bào. Hiện nay, cả nước có khoảng 40 nhà máy loại này, trong đó có cả một số nhà máy hoạt động bằng khí sinh học, thường là được hình thành từ các chất thải trong chăn nuôi. Chính phủ Thái Lan đã dự định nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo từ 8% lên 20% trong vòng 15 năm tới, trong đó tận dụng các phế phẩm nông nghiệp.[3]

Nước ta rõ ràng có nhiều tiềm năng phát triển điện trấu. Trấu có thể sử dụng làm nguyên liệu cho nhà máy nhiệt điện, góp phần giải quyết tình trạng thiếu điện cũng như sự ô nhiễm môi trường do trấu không được tận dụng gây ra.

Theo thống kê, năm 2009, sản lượng lúa của cả nước đạt xấp xỉ 39 triệu tấn tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng – Thái Bình và ở đồng bàng sông Cửu Long. Nếu lấy tỷ lệ hao hụt sau xay xát là 33 – 34% thì từ lượng lương thực nói trên sẽ thu

được khoảng 12,9 -13,3 triệu tấn trấu, mà phần lớn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, thực tế nguồn trấu sau xay xát được sử dụng lãng phí không hiệu quả, góp phần làm gia tăng mức ô nhiễm môi trường. Thông thường, người nông dân thu gom trấu, đốt thành tro để bón lại cho đồng ruộng , một phần làm chất đốt trong nấu nướng hàng ngày, nung gạch ngói… Phần trấu còn lại được thải trực tiếp ra môi trường, đổ xuống các dòng sông, gây ách tắc dòng chảy. Trong khi đó, ở một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ… , người ta đã tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có thường xuyên hàng năm này cho các nhà máy nhiệt điện, sản xuất được nhiều megawatt điện. Bởi vậy, chúng ta không thể chậm trễ hơn nữa trong việc nghiên cứu, sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu này để sản xuất điện.

Theo những tính toán sơ bộ, cứ 5kg trấu có thể sản xuất được 1kW điện. Như

vậy, chỉ từ trấu, với công nghệ thích hợp, mỗi năm chúng ta có thể thu được khoảng 2600 MW điện. Nguồn tro sinh ra trở thành nguồn dinh dưỡng để phục hồi đồng ruộng, không gây ô nhiễm môi trường. Đó rõ ràng là một lợi thế của nhiệt điện từ trấu. Sản xuất điện từ trấu hiển nhiên là có chi phí thấp hơn so với sản xuất từ than hay các nguồn khác. Mặt khác, sản xuất điện từ trấu còn góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, tạo việc làm, giảm ô nhiễm do thải trấu dư thừa ra môi trường.

Thực ra, sản xuất điện từ trấu cũng đã được thực hiện bước đầu ở một vài địa phương trên quy mô nhỏ, lẻ như ở An Giang có 2 dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện

từ trấu công suất cũng khoảng 10MW, ở Tiền Giang có 1 dự án xây dựng nhà máy

điện trấu vốn đầu tư 18,6 triệu USD, đã được chấp thuận. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phải tiến hành lập quy hoạch cụ thể trên cơ sở điều tra đầy đủ sản lượng trấu hàng năm trên toàn quốc, xác định chính xác lượng trấu trung bình cần thiết để sản xuất 1kw điện. Từ đó có thể lựa chọn vị trí xây dựng nhà máy, chọn công nghệ phù hợp và các phương án bảo đảm cung cấp nguyên liệu trấu cũng như biện pháp giải quyết lượng tro sinh ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam: Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2030.

2. Thảo Dân: Tăng giá điện thế nào cho phải. Báo Gia đình & xã hội ngày 17/01/2011. 3. Nguyễn Trung: Tiềm năng sản xuất nhiệt điện tử trấu. Tạp chí Khoa học và phát triển

2010.

4. V. H. Thu năng lượng mặt trời trong không gian;Tố Uyên: Phát minh tế bào năng lượng mặt trời; Sản xuất xăng dầu từ nước, CO2 và ánh sáng mặt trời. Tạp chí Khoa học và Phát triển số 2 – 2011.

5. Báo Lao động ngày 21/7 và 27/12/2010.

6. VNA: Dùng năng lượng quá mức gây thảm hoạ môi trường. Báo Phụ nữ Việt Nam ngày 7/2/2011.

7. Báo Tài nguyên và Môi trường ngày 20/1/2011.

8. IPCC: Năng lượng tái tạo chiếm 80% năng lượng thế giới vào năm 2050 ngày 11/05/2011.

9. Viện Khoa học năng lượng: Hiện trạng và triển vọng năng lượng Việt Nam ngày 21/4/2011.

SOME MEASURES FOR EXPLOITING RENEWABLE FUELS – POWER RESOURECES FOR FUTURE POWER RESOURECES FOR FUTURE

Ngo Trong Thuan(1), Nguyen Thi Thanh Huyen(2)

(1) Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Environment

(2)Foreign Trade University

According to prognoses, by the 21. century, fossil fuels will be exploited at the end. In Viet Nam, the energy demand is continuously increased, approximately by 15% per year, this causes the state of considerable energy shortage, particularly in the dry season, from April to June every year. Based on a forecasting, potential hydropower resources will be exploited basically by 2020. In addition, the maintain of hydropower high rate in supplying source results in difficulties for electricity distribution under condition of unfavorable weather( few precipitation, long dryness, water shortage). Therefore, the study of use renewable fuels in place of fossil ones for energy generation has been implemented and in face achieved successes. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

In the paper, 3 measures are presented as follow (1) Petrol production from water, carbon dioxide and solar light; (2) Receiving and store of solar energy in space; (3) Term power production from rice-husk.

NHỮNG VẤN ĐỀĐẶT RA VỀ THÍCH ỨNG VÀ GIẢM NHẸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI VIỆT NAM BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Trần Thục

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Bài báo phân tích những tác động của biến đổi khí hậu ở nước ta, xu hướng phát triển của các chính sách quốc tế về biến đổi khí hậu, cũng như những tác động tiềm tàng của các chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu trên thế giới đến Việt Nam. Từ đó, khuyến nghị

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu đối với dải ven bờ tỉnh khánh hoà, những tiếp cận thích ứng và ứng phó (Trang 96 - 101)