Khuyến nghị về định hướng ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu đối với dải ven bờ tỉnh khánh hoà, những tiếp cận thích ứng và ứng phó (Trang 103 - 108)

- Ở Nam Bộ, trên hệ thống sông Cửu Long đã xảy ra 7 trận lũ đặc biệt lớn gây ngập lụt lớn ởĐBSCL là các trận lũ vào các nă m 1984, 1991, 1994, 1996, 2000,

4. Khuyến nghị về định hướng ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Với định hướng cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, các hoạt động sản xuất và tiêu thụ năng lượng sẽ tăng cường mạnh mẽ, đặc biệt là trong công nghiệp, giao thông vận tải, phát triển đô thị, làm tăng lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam. Điều này không phù hợp với xu thế chung của quốc tếđòi hỏi mỗi quốc gia, không phụ thuộc là nước phát triển hay đang phát triển cần phải có các hành

động giảm phát thải khí nhà kính nhằm góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất. Trong khi đó, năng lượng tái tạo, năng lượng mới có mức phát thải khí nhà kính thấp nhưng

đòi hỏi đầu tư lớn và có giá thành cao.

Nhận thức về biến đổi khí hậu của cộng đồng còn hạn chế và phiến diện, mới chỉ quan tâm nhiều đến các tác động tiêu cực mà biến đổi khí hậu gây ra mà chưa quan tâm đúng mức tới việc chuyển đổi lối sống, mẫu hình sản xuất và tiêu thụ theo định hướng các-bon thấp, tăng trưởng xanh.

Những thách thức đó đòi hỏi Việt Nam phải có những nỗ lực hơn nữa trong các chính sách, biện pháp tăng cường nhận thức và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, song song với phát triển kinh tế nhằm tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế và vị

thế quốc gia trên trường quốc tế.

Thích ng vi biến đổi khí hu

Với những tác động nghiêm trọng của sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu đối với Việt

Nam là phải thích ứng với biến đổi khí hậu, nói cách khác là vấn đề thích ứng cần phải

được đặt là trọng tâm.

Thích ứng với biến đổi khí hậu cần được lồng ghép trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả các quy mô. Thích ứng sẽ là một quá trình liên tục trong nhiều thập kỷ với những nhu cầu riêng biệt, nhưng liên quan với nhau ở các giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Các biện pháp thích ứng được coi là cấp thiết ở cấp địa phương [5].

Đầu tư cho các biện pháp thích ứng và cụ thể là cho những cơ sở hạ tầng (ven biển, giao thông, năng lượng, nông nghiệp) có khả năng chống chịu các hiện tượng khí hậu cực đoan sẽ giảm được những chi phí rất lớn trong tương lai. Việc này rất quan trọng để đánh giá các kế hoạch mở rộng các thành phố, các khu công nghiệp mới, các dịch vụ môi trường (đặc biệt là xử lý chất thải và nước thải), lựa chọn địa điểm xây dựng các cơ sở hạ tầng như cảng, đường bộ, đường sắt, hệ thống cấp thoát nước, và cơ

sở hạ tầng khác trong tương lai.

Đầu tư để tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu thông qua việc tạo công ăn việc làm, bảo vệ cuộc sống và tài sản của nhân dân cần được tiến hành theo hướng công trình và phi công trình:

- Các công trình hạ tầng lớn cần được xây dựng và nâng cấp để bảo vệ cuộc sống, công ăn việc làm và tài sản của người dân: Đê điều, rừng ngập mặn, đập, cầu, đường, tăng khả năng chống ngập cho thành phố.

- Vị trí xây dựng các khu công nghiệp cần được cân nhắc kỹđể tránh những tổn thương do của biến đổi khí hậu.

- Đường sá, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị cần được thiết kế hoặc nâng cấp theo tiêu chuẩn thiết kế mới về mưa, lũ thiết kế. Gia cố các công trình nhà cửa

để chống bão, tăng cường các dịch vụ trong và sau thiên tai. Điều này được thực hiện thông qua việc điều chỉnh các tiêu chuẩn thiết kế công trình và qua thực tiễn.

- Đối với những chương trình lớn cần áp dụng các biện pháp tích cực phòng tránh. Những chính sách đã được thực hiện trong việc di dời các hộ dân sống rải rác ở đồng bằng sông Cửu Long đến những nơi tập trung, có trường học, cấp thoát nước và các dịch vụ khác cần được đánh giá và nhân rộng.

Thích ứng trong nông nghiệp cần được ưu tiên dù ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở mức độ nào, thông qua phát triển các loại cây trồng chống chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt, phát triển các cơ chế bảo hiểm và các ứng dụng nghiên cứu và triển khai nông nghiệp.

Tăng cường quản lý rủi ro thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán) cũng là một ưu tiên cho dù có ảnh hưởng của biến đổi khí hậu hay không.

Gim nh phát thi khí nhà kính

Giảm phát thải các-bon trên một đơn vị GDP nên là hướng tiếp cận của Việt Nam. Trên thế giới đã có những nước đặt ra mục tiêu này.

- Trung Quốc đặt mục tiêu giảm phát thải 40 - 45% cho mỗi đơn vị GDP trong kế

chính sách thuế khuyến khích năng lượng tái tạo, ưu đãi năng lượng sạch, thuế các-bon, tiêu chuẩn năng lượng, và mở rộng diện tích rừng.

- Ấn Độđặt mục tiêu giảm cường độ phát thải GDP 20 - 25% vào năm 2020 (so với mốc 2005), nhờ năng lượng gió và mặt trời, sinh khối và thủy điện nhỏ, chính sách thuế khuyến khích năng lượng tái tạo, trợ cấp, tiêu chuẩn hiệu suất nhiên liệu, và các ưu

đãi để tăng độ che phủ rừng.

- In Đô Nê Xia đưa mục tiêu giảm phát thải từ 26% lên 41% (so với phát triển bình thường, không có hỗ trợ từ bên ngoài) thông qua nhiều biện pháp như năng lượng tái tạo và bảo vệ rừng và vùng đất than bùn.

Việt Nam nên theo mô hình tăng trưởng xanh - các-bon thấp. Cần đặt mục tiêu giảm nhẹ phát thải để đảm bảo an ninh năng lượng và đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng. Chiến lược phát triển các-bon thấp cần được xây dựng, đưa ra được những ưu tiên rõ ràng, và một hệ thống giám sát và báo cáo để theo dõi tiến độ thực hiện. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính nên được coi là cơ hội kinh tế, xã hội và môi trường. Cần giảm mức độ

phụ thuộc vào than, tăng hiệu suất sử dụng năng lượng và tăng cường rừng.

Ngành năng lượng góp hơn một phần ba tổng lượng phát thải, theo số liệu năm 2000 và đặc biệt là ngành điện sẽ tăng nhanh lượng phát thải. Việt Nam nên xem xét lại chính sách năng lượng, hiện đang coi nguồn năng lượng chính là sử dụng nguồn than nội địa và sẽ phải nhập khẩu trong tương lai.

Các hành động giảm nhẹ phù hợp của quốc gia (NAMA) có thể sẽ đóng vai trò quan trọng để nhận sự hỗ trợ tài chính và công nghệ quốc tế, ví dụ như năng lượng hiệu quả, năng lượng tái tạo, và quản lý chất thải [7].

Việt Nam đã đi đầu trong quá trình chuẩn bị cho việc triển khai cơ chế giảm phát thải thông qua các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng (REDD+), cơ chế này có thể mang lại thu nhập cho người nghèo, giúp giảm nghèo, bảo vệ nguồn nước, và ngăn chặn suy thoái đất. Chương trình REDD+ có thể giúp quản lý rừng bền vững, tăng trưởng ngành công nghiệp sản phẩm từ rừng và phát triển kinh tế. Nếu thành công trên quy mô lớn, có thể trở thành một mô hình được nhân rộng ở nhiều quốc gia khác.

Tài chính cho biến đổi khí hu

Việt Nam cần một chiến lược đầu tư cho cả thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, khuyến khích các cơ chế sáng tạo, bao gồm cải cách ngành tài chính để cạnh tranh và bảo đảm đầu tư quy mô lớn. Kết hợp giữa các nguồn tài chính khác nhau.

Thích ứng sẽ chủ yếu do đầu tư công. Quyết định đầu tư công cần phải được sắp xếp ưu tiên theo thời gian, theo địa lý và theo từng ngành, và cần có cải tiến việc lập kế

hoạch và hỗ trợ quốc tế.

Giảm nhẹ chủ yếu sẽ do đầu tư từ các doanh nghiệp. Cần điều chỉnh các chính sách tài chính (đặc biệt là trợ cấp năng lượng và các loại thuế) và cần có các quy định sáng suốt để vừa ứng phó với biến đổi khí hậu vừa tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.

Có rất nhiều cơ hội thu hút tài chính quốc tế mà chúng ta có thể tận dụng, gồm (i)

đầu tư trực tiếp (FDI), (ii) thị trường cac-bon; và (iii) các cơ chế song và đa phương, bao gồm Quỹ Khí hậu Xanh, Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF), Quỹ Thích ứng Biến đổi Khí hậu (AF), và QuỹĐầu tư Khí hậu (CIFs).

Hỗ trợ Chính thức cho khí hậu (ODA) cần phải được sử dụng một cách chiến lược cho hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực, nghiên cứu và triển khai, đầu tư thí điểm, cải cách chính sách (tài chính), và nâng cao nhận thức.

Ngành kinh doanh ng phó vi biến đổi khí hu

An ninh năng lượng và giá năng lượng toàn cầu sẽ là các yếu tố chi phối kinh tế

toàn cầu: ví dụ, đến năm 2030 nhu cầu năng lượng thế giới sẽ tăng thêm 40% so với năm 2007, trong khi chỉ 67% trữ lượng dầu toàn cầu đang tập trung tại bốn quốc gia. Với dự tính này, các công ty dầu quy mô lớn đã chuẩn bị đầu tư cho các nguồn năng lượng thay thế và nhiều quốc gia đặt mục tiêu năng lượng tái tạo để thay thế phần lớn hoặc hầu hết điện năng của họ vào năm 2050. Tuy thế giới đang ở giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng đầu tư vào năng lượng tái tạo trong năm 2008 và 2009 tăng đáng kể. Điều này chứng tỏ có rất nhiều cơ hội cho các ngành kinh doanh ít các- bon, đặc biệt là ở Việt Nam, nơi mà một trong những nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời lớn trên thế giới sẽđược xây dựng. Những đầu tư như vậy sẽ tạo ra giá trị gia tăng lớn và tăng năng lực cạnh tranh của Việt Nam cũng như sựổn định kinh tế vĩ mô lâu dài.

Chính sách công cần phải xóa bỏ các rào cản đối với đầu tư, chẳng hạn như rủi ro, tỷ suất lợi nhuận, và quy mô của các thị trường mới và khách hàng mới.

Cơ hội cho giảm phát thải khí nhà kính cho các doanh nghiệp có thể đạt được thông qua nghiên cứu và triển khai (với sự hỗ trợ công và tư); Tài chính ưu đãi; Thỏa thuận tự nguyện; Công cụ thông tin; Các mục tiêu và chính sách thuế khuyến khích năng lượng tái tạo; Tăng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng cho các thiết bị, mở rộng đào tạo các kỹ sư và kỹ thuật viên (giáo dục đại học và dạy nghề); và Quy hoạch đô thị tốt hơn

để tăng khả năng chống chịu và phát thải ít các-bon.

Một ngành công nghiệp ít các-bon đòi hỏi phải đo được sự phát thải, sử dụng năng lượng ở cấp cơ sở; Thực hiện các mục tiêu giảm năng lượng và kiểm toán năng lượng cho các cơ sở chính; Xây dựng được các thủ tục báo cáo sử dụng năng lượng và khí thải ở cấp cơ sở.

Ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam đòi hỏi có sự thay đổi trong tư tưởng, chiến lược và quan điểm về biến đổi khí hậu nhằm xây dựng một nền tảng phù hợp với sự thay đổi trong hệ thống kinh tế - xã hội, môi trường, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên. Do đó, công tác nghiên cứu, dự báo trong giai đoạn tới là hết sức quan trọng, không chỉ là để cung cấp thông tin và giải pháp cho công tác phòng tránh thiên tai được kịp thời, hiệu quả mà còn bảo đảm các căn cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách lâu dài trong nước cũng như quan hệ quốc tếđể thích ứng hiệu quả với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, đồng thời giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, chung tay, góp sức cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.

5. Kết luận:

Với những tác động nghiêm trọng của sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, vấn đề quan trọng hàng đầu trong ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam là phải thích ứng, nói cách khác, thích ứng với biến đổi khí hậu cần phải được đặt là trọng tâm. Thích ứng sẽ chủ yếu do đầu tư công. Quyết định đầu tư công cần được sắp xếp ưu tiên theo thời gian, theo địa lý và theo từng ngành, và cần có cải tiến việc lập kế hoạch và hỗ trợ quốc tế.

Giảm nhẹ biến đổi khí hậu nên được coi là cơ hội kinh tế, xã hội và môi trường. Giảm phát thải các-bon trên một đơn vị GDP nên là hướng tiếp cận của Việt Nam. Giảm nhẹ chủ yếu sẽ do đầu tư từ các doanh nghiệp. Cần điều chỉnh các chính sách tài chính (đặc biệt là trợ cấp năng lượng và các loại thuế) và cần có các quy định sáng suốt để vừa

ứng phó với biến đổi khí hậu vừa tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, 2008. 2. Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, 2011.

3. Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoan 2012 - 2020 (Dự thảo), 2012.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 2012

5. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường Hướng dẫn đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, 2011

6. Trần Thục, Biến đổi khí hậu và thương mại trong bối cảnh “nền kinh tế xanh”, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số 603, Tháng 3/2011.

7. Trần Thục, NAMA - Một cơ hội cho chuyển đổi công nghệ ở Việt Nam , Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số 610, Tháng 10/2011.

THE ISSUES OF CLIMATE CHANGE ADAPTATION AND MITIGATION TO VIETNAM MITIGATION TO VIETNAM

Tran Thuc

Vietnam Institute of Meteorology Hydrology and Environment

This paper analyzes the impacts of climate change in Viet Nam, the development trend of international policy on climate change, as well as the potential impacts of the world's climate change response policies to Vietnam. Recommended direction for climate change adaptation and mitigation for Viet Nam are then drawn.

TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO CÁC KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀO CÁC KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Trần Thục, Huỳnh Thị Lan Hương, Đào Minh Trang

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (kế hoạch phát triển). Những thuận lợi và khó khăn trong việc tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu vào các kế hoạch phát triển ở Việt Nam, các nguyên tắc khi tiến hành việc tích hợp đã được phân tích. Quy trình tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu vào các kế hoạch phát triển được xây dựng với các bước phù hợp với Quy định về trình tự lập Quy hoạch/kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước. Năm bước của quy trình tích hợp được kiến nghị bao gồm: (i) Sàng lọc; (ii) Lựa chọn các biện pháp ứng phó; (iii) Tích hợp vấn đề BĐKH vào các Kế hoạch phát triển; (iv) Thực hiện các Kế hoạch phát triển đã được tích hợp các vấn đề BĐKH; và (v) Giám sát và đánh giá.

1. Mởđầu

Những báo cáo gần đây của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) [6] đã cho thấy biến đổi khí hậu (BĐKH) thực sự đang diễn ra và gây ra nhiều tác

động tiêu cực. Mặc dù lượng phát thải khí nhà kính (KNK) của Việt Nam là thấp so với các nước đang phát triển khác, tuy nhiên, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động nặng nề bởi tác động của BĐKH.

Nhận thức được các nguy cơ của BĐKH đối với tiến trình phát triển đất nước theo hướng bền vững, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (CTMTQG-BĐKH) [1], khẳng định quan điểm ứng phó với BĐKH của Việt Nam là tiến hành trên nguyên tắc phát triển bền vững, có trọng tâm, trọng điểm và là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, toàn xã hội; Các nhiệm vụứng phó với BĐKH phải được thể hiện trong các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế

hoạch phát triển của các ngành, các địa phương, được thể chế hóa bằng các văn bản

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu đối với dải ven bờ tỉnh khánh hoà, những tiếp cận thích ứng và ứng phó (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)