HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu đối với dải ven bờ tỉnh khánh hoà, những tiếp cận thích ứng và ứng phó (Trang 115 - 116)

- Ở Nam Bộ, trên hệ thống sông Cửu Long đã xảy ra 7 trận lũ đặc biệt lớn gây ngập lụt lớn ởĐBSCL là các trận lũ vào các nă m 1984, 1991, 1994, 1996, 2000,

3. Quy trình tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển

HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ

Trần Thục, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Văn Đại, Huỳnh Thị Lan Hương, Phùng Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Hằng, Hoàng Tùng

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Báo cáo trình bày các kết quả đánh giá sự thay đổi của dòng chảy sông Trà khúc-Vệ, tỉnh Quảng Ngãi của các thời kỳ trong tương lai so với thời kỳ nền dưới tác động của biến đổi khí hậu, từ đó định hướng kế hoạch hành động cho một số lĩnh vực chính. Tính toán được thực hiện theo 3 kịch bản phát thải cao A2, trung bình B2 và thấp B1. Trong báo cáo này, dòng chảy được giới hạn tính toán đến trạm thủy văn Sơn Giang trên sông Trà Khúc và trạm An Chỉ trên sông Vệ là những trạm có quan trắc lưu lượng nước.

1. Mởđầu

Hệ thống sông Vệ - Trà Khúc thuộc Tỉnh Quảng Ngãi có là một trong 9 hệ

thống lưu vực sông lớn của Việt Nam, ngoài ra còn có các sông khác như Trà bồng, Trà Câu được đánh giá có tài nguyên nước vào loại phong phú. Mô đun dòng chảy bình quân nhiều năm tại trạm Sơn Giang trên sông Trà Khúc và trạm An Chỉ trên sông Vệđạt 70-80 l/s.km2. Trong

đó, lượng dòng chảy lại tập trung chủ yếu vào 3-4 tháng mùa lũ và chiếm khoảng 70- 75% lượng dòng chảy năm.

Bài báo này trình bày một số kết quả của dự án xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ngãi. 2. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước 2.1. Tác động đến bc thoát hơi tim năng

Trên khu vực tỉnh Quảng Ngãi có hai trạm khí tượng là trạm Ba Tơ và Quảng Ngãi. Trạm Ba Tơ được nằm trên độ cao 59m, đại diện cho khu vực trung du và miền núi. Trạm Quảng Ngãi được xây dựng ởđộ cao 5m, đại diện cho khu vực đồng bằng.

Lượng bốc thoát hơi tiềm năng trung bình tháng và năm qua từng thời kỳ theo các kịch bản biến đổi khí hậu so với kịch bản nền tại trạm Ba Tơ và Quảng Ngãi được thể hiện trên các hình từ Hình 2 đến Hình 3.

So với thời kỳ nền do nhiệt độ ở các thời kỳ trong tương lai theo các kịch bản biến đổi khí hậu tăng, nên lượng bốc hơi tiềm năng ở các thời kỳ tương ứng cũng tăng.

Xu thế tăng của bốc hơi tiềm năng cũng có sự khác nhau qua từng thời kỳ giữa các kịch bản so với thời kỳ nền tương tự như sự biến đổi của nhiệt độ và xu thế tăng này cũng khá tương đồng ở cả hai trạm Ba Tơ và Quảng Ngãi.

Hình 2. Bốc thoát hơi tiềm năng theo các kịch

bản tại trạm Ba Tơ Hình 3. Bốc thoát hơi tiềm năng theo các kịch bản tại trạm Quảng Ngãi

Trong thời kỳ 2020-2039, bốc hơi tiềm năng ở kịch bản B1 tăng mạnh hơn so với B2 và A2. Mức độ tăng khá đều giữa ba kịch bản trong thời kỳ 2040-2059. Trong hai thời kỳ 2060-2079 và 2080-2099, kịch bản A2 tăng mạnh nhất và xu thế tăng có sự

khác biệt khá rõ rệt giữa các kịch bản.

Tuy xu thế tăng khá tương đồng giữa khu vực miền núi và trung du (đại diện bởi trạm Ba Tơ) và khu vực đồng bằng (đại diện bởi trạm Quảng Ngãi), nhưng về mức

độ tăng có thể nhận thấy khu vực đồng bằng tăng ít hơn so với khu vực miền núi và trung du. Đến thời kỳ 2080-2099, mức độ tăng mạnh nhất ở khu vực miền núi và trung du có thểđạt tới 7,2% so với thời kỳ nền, khu vực đồng bằng có thể tăng tới 6,59%.

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu đối với dải ven bờ tỉnh khánh hoà, những tiếp cận thích ứng và ứng phó (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)