MỘT VÀI BIỆN PHÁP KHAI THÁC NHIÊN LIỆU TÁI TẠO NGUỒN NĂNG LƯỢNG CHO TƯƠNG LA

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu đối với dải ven bờ tỉnh khánh hoà, những tiếp cận thích ứng và ứng phó (Trang 95 - 96)

- Ở Nam Bộ, trên hệ thống sông Cửu Long đã xảy ra 7 trận lũ đặc biệt lớn gây ngập lụt lớn ởĐBSCL là các trận lũ vào các nă m 1984, 1991, 1994, 1996, 2000,

2. Về các giải pháp di dân, tái định cư, ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

MỘT VÀI BIỆN PHÁP KHAI THÁC NHIÊN LIỆU TÁI TẠO NGUỒN NĂNG LƯỢNG CHO TƯƠNG LA

NGUỒN NĂNG LƯỢNG CHO TƯƠNG LAI

Ngô Trọng Thuận (1), Nguyễn Thị Thanh Huyền (2)

(1) Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

(2)Trường Đại học Ngoại thương

Theo dự đoán, trong thế kỉ 21, các nhiên liệu hóa thạch sẽ được khai thác đến giới hạn cuối cùng. Ở Việt Nam, nhu cầu năng lượng liên tục gia tăng, khoảng 15% mỗi năm. Điều đó gây ra tình trạng thiếu điện nghiêm trọng, đặc biệt trong thời kì mùa khô, từ tháng 4 - 6 hàng năm. Dự báo đến năm 2020, các nguồn thủy điện sẽ được khai thác hết. Hơn nữa, việc duy trì tỉ trọng thủy điện lớn trong nguồn cung cũng gây ra những khó khăn trong điều phối điện khi xảy ra tình trạng bất lợi về thời tiết ( mưa ít, khô hạn kéo dài, thiếu nước...). Vì vậy,người ta đã xúc tiến việc nghiên cứu sử dụng các nguồn nhiên liệu tái tạo thay thế cho các nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch để sản sinh năng lượng và thực tế đã đat được những kết quả khả quan.

Trong báo cáo, trình bầy ba giải pháp sau đây:(1) Sản xuất xăng dầu từ nước, CO2

và ánh sáng mặt trời,; (2)Thu và lưu giữ năng lượng mặt trời trong không gian; (3) Sản xuất nhiệt điện từ trấu.

1. Mởđầu

Một trong những vấn đề được quan tâm trong thế kỷ 21 là việc bảo đảm năng lượng, trước hết là điện và xăng dầu, cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong thế kỷ 21, những nguồn năng lượng hoá thạch truyền thống dần suy giảm và

được khai thác đến giới hạn cuối cùng. Người ta ước tính, nhu cầu dầu, than trên thế

giới trong hai thập kỷđến sẽ tăng khoảng 30 - 50%. Hiện nay giá dầu đã vượt mức 100 USD/ thùng. Hơn nữa, theo Ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc và Cơ quan năng lượng Quốc tế (IAEA), quy mô tiêu dùng toàn cầu các nguồn năng lượng gốc (là các nguồn năng lượng trong tự nhiên chưa qua một quá trình biến đổi nào) trong năm 2010 đã lên đến 500 Exajoule (EJ) tương đương 500 oat/giây (W/s).Đây là mức tiêu thụ năng lượng có thể gây ra một thảm hoạ môi trường toàn cầu tồi tệ nhất, theo tính toán của IPCC là 525 EJ/năm.[6]

IPCC đã dự báo mức tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu đến năm 2050 (Hình 1), trong đó, năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo ngày càng tăng, trong khi năng lượng từ than và dầu khí ngày càng giảm. Đến năm 2050, năng lượng hạt nhân và tái tạo chiếm đến 80% còn năng lượng từ than và dầu khí chỉ còn 20%. [8]

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2008 2030 2050 NLNT & TS Th & DK

Hình 1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu

Ở Việt Nam, nhu cầu năng lượng vẫn liên tục tăng, trung bình ở mức 15%/năm.

Năm 2010 2015 2020 2025

Ngành/Kịch bản Cơ sở/ Cao Cơ sở/ Cao Cơ sở/ Cao Cơ sở/ Cao

Công nghiệp 15,77/16,29 21,68/23,74 29,1/33,12 36,7/42,312 Nông nghiệp 0,65/0,74 0,85/0,89 0,93/0,99 0,88/0,966 GTVT 9,7/10,13 14,69/16,41 19,84/26,44 22,57/33,988 Dịch vụ 2,93/3,1 4,55/5,19 6,33/7,64 7,77/9,622 Gia dụng 18,57/19,30 23,46/26,11 27,81/33,11 29,36/36,871 Tổng 47,63/49,62 65,22/72,34 83,99/101,31 97,3/123,8

Bảng 1. Dự báo mức tiêu thụđiện ở Việt Nam

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu đối với dải ven bờ tỉnh khánh hoà, những tiếp cận thích ứng và ứng phó (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)