- Sử dụng phương pháp tính chỉ tiêu tổng hợp P của V.G. Nesterop đang được sử dụng rộng rãi ỏ Việt Nam để đánh giá mức độ nguy cơ cháy rừng:
Trong đó: ti13, di13 - là nhiệt độ và độ chênh lệch bão hòa lúc 13 giờ;
P - là chỉ tiêu tổng hợp để dự báo nguy cơ cháy rừng;
k - là hệ số điều chỉnh theo lượng mưa ngày. Nếu lượng mưa R<5mm thì k=1, nếu lượng mưa R≥5mm thì k=0;
n - là số ngày không mưa hoặc có lượng mưa R<5mm kể từ trận mưa cuối cùng có lượng mưa R≥5mm.
- So sánh P với Bảng 1 để tính tổng số ngày có nguy cơ cháy rừng cấp 4, cấp 5 (Z4,5) các tháng trong năm. Đại lượng Z4,5được xem là chỉ sốđịnh lượng nguy cơ cháy rừng.
Bảng 1. Bảng phân cấp mức độ nguy hiểm của cháy rừng theo chỉ tiêu tổng hợp P [3].
TT Cấp cháy Giá trị của chỉ số P Cấp nguy cơ cháy rừng 1 I <1.000 Ít khả năng cháy rừng 2 II 1.001Æ2.500 Nguy cơ cháy thấp 3 III 2.501Æ5.000 Nguy cơ cháy trung bình 4 IV 5.001Æ10.000 Nguy cơ cháy cao 5 V >10.000 Nguy cơ cháy rất cao
- Mùa cháy rừng được xác định theo chỉ số khô hạn X của Thái Văn Trừng [3] X=S.A.D, S - số tháng khô (T<R<2T); A - số tháng hạn (5mm<R<T); D - số tháng kiệt (R<5mm); (R - lượng mưa, T: nhiệt độ).
Chi tiết về phương pháp nghiên cứu đã được trình bày cụ thể trong [4,5].
2. 2. Số liệu nghiên cứu
Số liệu sử dụng nghiên cứu là chuỗi số liệu quan trắc khí tượng hàng ngày từ
năm 1980 đến 2010 bao gồm nhiệt độ và độ chênh lệch bão hòa lúc 13h, lượng mưa ngày của các trạm khí tượng.
Ngoài ra, trong công trình này còn sử dụng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa tại các trạm nêu trên trong tương lai theo kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam [1].