Tác động đến tài nguyên nước

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu đối với dải ven bờ tỉnh khánh hoà, những tiếp cận thích ứng và ứng phó (Trang 47 - 49)

3. Đánh giá tác động của BĐKH đến một số lĩnh vực của tỉnh Vĩnh Phúc

3.1. Tác động đến tài nguyên nước

Ba kịch bản BĐKH (A2, B2 và B1) đã được sử dụng để đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước cho tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm việc đánh giá dóng chảy trên

Hình 1. Xu thế thay đổi của dòng chảy năm theo các

Hình 2. Xu thế thay đổi của dòng chảy mùa lũ

Hình 3. Xu thế thay đổi của dòng chảy mùa kiệt

các sông chính chảy qua địa bàn tỉnh: sông Lô (trạm Vụ Quang), sông Hồng (trạm Sơn Tây), sông Phó Đáy (trạm Quảng Cư), sông Cà Lồ (trạm Phú Cường).

- Dòng chảy năm Dòng chảy năm của các sông chính chảy qua địa bàn tỉnh có xu hướng tăng ở cả 3 kịch bản (Hình 1). Mức độ biến đổi lưu lượng dòng chảy năm tăng dần theo các các kịch bản thấp B1, trung bình B2 và phát thải cao A2. Giai đoạn 2000-2019, mức thay đổi không đáng kể

so với thời kỳ nền, đến năm 2040 có tăng nhưng mức tăng còn rất nhỏ.

- Dòng chảy mùa lũ

Dòng chảy trung bình mùa lũ trên các lưu vực sông đi qua địa bàn tỉnh đều có xu hướng tăng lên theo các kịch bản, nhưng mức độ gia tăng là không đáng kể (Hình 2). Thời kỳ 2000-2019 mức độ tăng khoảng từ 0,2% đến 0,7%. Thời kỳ 2020-2039 mức tăng lớn hơn so với thời kỳ trước. Dòng chảy mùa lũ có xu hướng giảm vào tháng đầu mùa (tháng VI), gia tăng vào các tháng giữa mùa lũ (tháng VII, VIII, IX); vào tháng cuối mùa lũ

(tháng X) lại có sự giảm nhẹ. - Dòng chảy mùa kiệt

Lưu lượng trung bình mùa kiệt các

sông chảy qua địa bàn tỉnh có xu thế giảm dần theo thời gian, tuy nhiên, lượng giảm rất nhỏ (Hình 3).

Dòng chảy mùa kiệt, có xu hướng chung là giảm dần từ giữa mùa kiệt đến cuối mùa kiệt, giảm mạnh nhất vào các tháng cuối (tháng III,V,V), các tháng đầu mùa lũ có sự giảm nhẹ không đáng kể.

- Nhu cầu nước và mức độ thiếu hụt lượng nước

Việc tính toán nhu cầu nước trên địa bàn tỉnh tương ứng với các kịch bản A2, B2, B1 được xác định dựa trên số liệu mưa, bốc hơi từ các kịch bản tương ứng, niên giám thống kê năm 2000 và tài liệu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả tính toán nhu được thể hiện ở Bảng 1 cho thấy nhu cầu nước trên địa bàn tỉnh tăng dần qua các giai đoạn

Bảng 2. Độ thiếu hụt theo các kịch bản (106 m³/năm).

Độ thiếu hụt nước được tính toán cho các tiểu lưu vực sông Phó Đáy, sông Lô và tả sông Cà Lồ. Kết quả tính toán với 3 KB BĐKH (Bảng 2)

Trong kịch bản tương lai hầu như năm nào cũng thiếu nước, tổng lượng nước thiếu tăng vọt, khu thiếu nước chủ yếu tập trung tại Lập Thạch, Tam Dương và lượng nước thiếu nhiều nhất là tại khu vực tả sông Cà Lồ.

Độ thiếu hụt nước cho mỗi lưu vực con và trên toàn tỉnh Vĩnh Phúc có xu thế tăng

đều cho mỗi giai đoạn trong các kịch bản so với giai đoạn hiện trạng.

Xu thế thay đổi cũng khá phù hợp với xu thế của nước đến và xu thế của nhu cầu nước. Lượng thiếu hụt trong kịch bản B2 nhỏ hơn so với kịch bản A2 và lớn hơn kịch bản B1. Tuy nhiên sự khác biệt này

chỉ thể hiện rõ nhất vào giai đoạn cuối, giai đoạn đầu giá trị thiếu hụt thường đan xen vào nhau vì độ chênh lệch không đáng kể. Lượng thiếu hụt trên địa bàn tỉnh dao động trong khoảng 172 - 174 triệu m³/năm, chiếm khoảng 13% - 15% giá trị nhu cầu nước.

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu đối với dải ven bờ tỉnh khánh hoà, những tiếp cận thích ứng và ứng phó (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)