Xây dựng mô hình tính toán và các giả thiết áp dụng

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu đối với dải ven bờ tỉnh khánh hoà, những tiếp cận thích ứng và ứng phó (Trang 55 - 58)

Thông qua mối tương quan giữa các lượng mưa, nhiệt độ, độ chênh lệch bão hòa và số ngày có nguy cơ cháy rừng Z4,5 tại mỗi trạm ta xác định được phương trình hồi quy để tính toán chỉ số nguy cơ cháy rừng Z4,5.

Với mục tiêu tính toán xác định xu thế biến đổi siêu dài chúng ta chấp nhận tính

đúng đắn của các giả thuyết sau:

- Mô hình thống kê có tính ổn định trong điều kiện BĐKH;

- Các điều kiện khác có ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng ít thay đổi;

2 .4. Tính toán nguy cơ và mùa cháy rng theo kch bn BĐKH

131 1 13di ti k P n i ∑ = =

Tác động hiện tại của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng được đánh giá thông qua chỉ số nguy cơ cháy rừng Z4,5được tính toán trên cơ sở sử dụng mô hình nêu trên và số

liệu quan trắc từ năm 1980 đến 2010 về nhiệt độ, lượng mưa và độ chênh lệch bão hòa. Trên cơ sở mô hình đã được xác lập và chuỗi số liệu nhiệt độ, lượng mưa theo kịch bản BĐKH, tính toán được độ chênh lệch bão hòa (D) và chỉ số nguy cơ cháy rừng Z4,5 cho các mốc thời gian trong tương lai cần tính 2020, 2040.

So sánh chỉ số nguy cơ cháy rừng trong tương lai với thời kì nền có thểđưa ra các nhận xét đánh giá mức độ tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng tại khu vực nghiên cứu, đồng thời xác định được các tháng trong năm có nguy cơ cháy rừng cao và mùa cháy rừng.

3. Kết quả

3.1. Nguy cơ cháy rng và mùa cháy rng tnh Hòa Bình

Hòa Bình có tổng diện tích rừng là 224.963ha. Trong đó, diện tích rừng tự

nhiên là 137.914ha và diện tích rừng trồng là 87.049 ha, độ che phủ rừng là 46%. So với năm 2009, diện tích rừng giảm 2.543ha, diện tích rừng tự nhiên tăng không đáng kể, diện tích rừng trồng giảm 3.661ha.

Mặc dù, công tác trồng rừng và bảo vệ rừng được quan tâm trên toàn tỉnh, tuy nhiên hiện tượng cháy rừng vẫn xảy ra. Cụ thể đã để xảy ra 21 vụ cháy rừng, thiệt hại nặng nề nhất là vụ cháy rừng tại xã Cun Pheo, huyện Mai Châu với 360 ha rừng bị

cháy. Nguyên nhân cháy rừng thường là do hoạt động thiếu ý thức phòng cháy của con người (đốt nương làm rẫy, đốt tổ ong lấy mật…). Có trường hợp cháy rừng xảy do các nguyên nhân tự nhiên (sét …).

Kết quả đánh giá nguy cơ cháy rừng và mùa cháy rừng thông qua chỉ tiêu tổng hợp dự báo nguy cơ cháy rừng (P) và số ngày nguy cơ cháy rừng Z4,5 như sau:

- Nguy cơ cháy rừng tỉnh Hòa Bình gia tăng theo thời gian và tăng ở cả 3 kịch bản BĐKH.

- Nguy cơ cháy rừng theo chỉ tiêu tổng hợp (P) cho kết quả cụ thể như bảng 2. Tại khu vực phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình (trạm Lạc Sơn) nguy cơ cháy rừng cao hơn khu vực phía Đông Bắc (trạm Hòa Bình) và có sự khác nhau ở các thời kỳ, tháng 12 là tháng có nguy cơ cháy rừng cao nhất so với các tháng còn lại trong năm.

- Nguy cơ cháy rừng theo chỉ tiêu Z4,5 cho thấy tháng 12 có nguy cơ cháy rừng cao nhất (dự kiến gần 23 ngày vào năm 2040 theo kịch bản trung bình B2); Tháng có nguy cơ cháy rừng thấp nhất là tháng 6 (Hòa Bình) và tháng 8 (Lạc Sơn). Mức độ

nguy hiểm cháy rừng tăng theo thời gian và mức độ biến đổi ngày có cấp cháy rừng trung bình nhiều năm giữa các kịch bản phát thải cao A2, trung bình B2 và thấp B1 tăng so với thời kỳ nền. Diễn biến số ngày nguy cơ cháy rừng tại các khu vực là khác nhau, ở khu vực trạm Lạc Sơn nguy cơ cháy rừng cao hơn khu vực trạm Hòa Bình. Chỉ số gia tăng nguy cơ cháy rừng của giai đoạn hiện tại, năm 2020, và 2040 so với thời kì nền theo kịch bản B2 tại khu vực trạm Hòa Bình tương ứng là 9,7%; 15,5% và 22,7%; tại khu vực trạm Lạc Sơn tương ứng là 23,6%; 14,8% và 18,9%.

Hình 1. Chỉ tiêu tổng hợp dự báo nguy cơ cháy rừng P và số ngày nguy cơ cháy rừng Z4,5 tại Lạc Sơn qua các thời kỳ theo kịch bản B2

- Ở cả ba kịch bản A2, B2, B1 các tháng 11 đến tháng 3 là những tháng có giá trị P và Z4,5 lớn nhất (dự kiến khoảng hơn 6.000-9.000 ở Hòa Bình và 6.000-10.000 ở

Lạc Sơn theo chỉ tiêu P, khoảng 15 đến 23 ngày theo chỉ tiêu Z4,5). Vì thế mùa cháy rừng có xu hướng mở rộng về đầu mùa và cuối mùa, bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 năm sau ở cả ba kịch bản phát thải.

3.2. Nguy cơ cháy rng và mùa cháy rng tnh Lào Cai

Lào Cai là một tỉnh miền núi phía bắc Việt nam, có tổng diện tích tự nhiên 638.389,6 ha, diện tích đất quy hoạch sử dụng cho lâm nghiệp 417.934,2 ha, chiếm 65,64% tổng diện tích tự nhiên, trong đó diện tích có rừng 329.277,2 ha (Rừng tự

nhiên: 257.691 ha, rừng trồng: 71.686 ha); diện tích chưa có rừng: 88.557 ha. Độ che phủ rừng năm 2010 là 50,1% [2]. Do điều kiện địa hình, khí hậu thay đổi theo độ cao nên hệđộng thực vật rừng rất phong phú cả về số lượng loài và tính điển hình của loài. Vườn quốc gia Hoàng Liên là một trong những khu rừng đặc dụng quan trọng của Việt Nam.

Trong những năm gần đây hiện tượng cháy rừng tại Lào Cai đang có chiều hướng phát triển cả về số lượng vụ cháy lẫn quy mô thiệt hại. Số liệu cháy rừng trong 5 năm gần đây tại Lào Cai cho thấy số vụ cháy rừng và thiệt hại đều đã gia tăng khá mạnh, đặc biệt là các vụ cháy rừng trong năm 2010 vừa qua gây thiệt hại 801,70 ha trong đó rừng tự nhiên 766,02 ha và rừng trồng là 35,68ha.

Việc tính toán nguy cơ cháy rừng và mùa cháy rừng được thực hiện cho 3 khu vực đại diện bởi 3 trạm khí tượng là Phố Ràng, Bắc Hà, và Sapa. Kết quả tính toán như sau:

- Dưới tác động của BĐKH, nguy cơ cháy rừng có xu hướng tăng lên rõ rệt tại cả 3 khu vực là Phố Ràng, Bắc Hà và Sa Pa, tuy mức độ có khác nhau.

- Chỉ tiêu P tại trạm Sa Pa rất thấp so với các trạm Phố Ràng và Bắc Hà. Tại Sa Pa tháng cao nhất P cũng chỉ đạt trong khoảng 800-900, trong khi đó tại Phố Ràng là 7.000 và Bắc Hà là 4.000. Điều này chứng tỏ nguy cơ cháy rừng tại khu vực Sa Pa thấp hơn so với các khu vực Phố Ràng và Bắc Hà (bảng 2). Cũng vì lý do này mà trong khi xem xét lựa chọn chỉ số định lượng nguy cơ cháy rừng cho khu vực Sa Pa chúng tôi đã lựa chọn số ngày có nguy cơ cháy cấp 3 và cấp 4 thay vì cấp 4 và cấp 5 nhưở các trạm khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Theo chỉ tiêu Z, Phố Ràng có số ngày nguy cơ cháy rừng cao nhất, tiếp đó lần lượt là Bắc Hà và Sa Pa. Chỉ số gia tăng nguy cơ cháy rừng của giai đoạn hiện tại, năm 2020, và 2040 so với thời kì nền theo kịch bản B2 tại khu vực Phố Ràng tương ứng là 5,6%, 10,1%; 20,6%

Hình 2: Chỉ tiêu tổng hợp dự báo nguy cơ cháy rừng P và số ngày nguy cơ cháy rừng Z4,5 tại Phố Ràng qua các thời kỳ theo kịch bản B2

- Tại Phố Ràng và Bắc Hà mùa cháy rừng trong tương lai sẽ mở rộng về cảđầu và cuối mùa, cụ thể là từ tháng 10 cho đến tháng 4 năm sau. Tại Sapa các tháng cần quan tâm nhất là tháng 2, 3 và 4.

3.3 Nguy cơ cháy rng và mùa cháy rng tnh Phú Th

Theo công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì tỉnh Phú Thọ có tổng diện tích rừng là 183.149 ha, độ che phủ là 49,4%. Năm 2010, tính đến tháng 9, trên địa bàn Phú Thọ đã xảy ra 12 vụ cháy rừng gây thiệt hại 47,15ha chủ yếu là rừng keo, cây nguyên liệu,... do người dân đốt thực bì trong điều kiện thời tiết nắng nóng, hanh khô đã cháy lan trên diện rộng. Với hơn 170.000 ha rừng tự nhiên và rừng trồng chủ yếu là rừng dễ cháy như rừng thông, bạch

đàn, rừng tre nứa,... và diễn biến phức tạp của thời tiết như hiện nay thì việc cảnh báo cháy rừng là việc làm cấp bách và không thể thiếu trong công tác bảo vệ rừng.

Việc tính toán nguy cơ cháy rừng và mùa cháy rừng được thực hiện cho hai nửa diện tích của tỉnh là khu vực phía Đông Bắc (đại diện bởi trạm Phú Hộ và khu vực phía Tây Nam (đại diện bởi trạm Minh Đài). Kết quả tính toán cho thấy:

- Phú Thọ có nguy cơ cháy rừng nhanh chóng gia tăng theo thời gian và tăng ở

cả 3 kịch bản BĐKH.

- Theo chỉ tiêu P, nguy cơ cháy rừng ở Phú Hộ và Minh Đài tập trung ở các tháng từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, trong đó tháng 12 có nguy cơ cháy rừng cao nhất (dự kiến khoảng hơn 5.000 Minh Đài và 7.000 Phú Hộ ở cả ba kịch bản phát thải). Phân cấp mức độ nguy hiểm cháy rừng các tháng trong năm theo chỉ tiêu P tại hai trạm Minh Đài và Phú Hộ theo kịch bản B2 được thể hiện trong bảng 2.

Bảng 2. Bảng phân cấp mức độ nguy hiểm của cháy rừng các tháng trong năm theo

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu đối với dải ven bờ tỉnh khánh hoà, những tiếp cận thích ứng và ứng phó (Trang 55 - 58)