Các chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

Một phần của tài liệu TRAC THANH XUAN_KT8 (Trang 62 - 65)

Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông, có quyền biểu quyết là cơ quan có thẩm quyền cao nhất công ty, quyết định những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của công ty. Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các thành viên ( cổ đông) có quyền biểu quyết và thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo.

Hội đồng quản trị: do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng Giám Đốc điều hành và những ngƣời quản lý khác. Hiện tại, Hội đồng quản trị của công ty có 11 thành viên, nhiệm kỳ 3 năm.

Ban kiểm soát : là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty. Ban kiểm soát hoạt động đọc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Hiện nay ban kiểm soát có 4 thành viên, nhiệm kỳ 3 năm.

Ban kiểm soát nội bộ : Xác lập và hỗ trợ thiết lập công cụ quản lý nghiệp vụ đối với tất cả các hoạt động của từng cá nhân, phòng ban bộ phận trong toàn công ty. Hƣớng dẫn, căn cứ làm cơ sở cho việc xây dựng các tài liệu phục vụ công tác quản lý điều hành các hoạt động trên toàn công ty. Xây dƣng các công cụ để làm căn cứ để tiến hành các thủ tục KSNB, căn cứ đánh giá tính tuân thủ, trung thực, đúng đắn trong công tác quản lý điều hành các hoạt động của công ty.

Ban Tổng giám đốc: do Hội Đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty theo những chiến lƣợc, kế hoạch đã đƣợc Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. Ban Tổng giám đốc hiện có 3 thành viên, nhiệm kỳ 3 năm.

Phó Tổng giám đốc: các Phó Tổng giám đốc sẽ là ngƣời do các thành viên đề cử và đƣợc Hội Đồng quản trị bổ nhiệm theo quy định của Hội đồng và điều lệ. Phó Tổng giám đốc hiện nay có 3 thành viên là ngƣời cộng sự đắc lực của Giám Đốc trong việc quản lý điều hành những công việc khác do Giám Đốc ủy quyền quyết định.

Các giám đốc chức năng: có 7 giám đốc chức năng chịu trách nhiệm điều hành triển khai các chiến lƣợc theo chức năng quản lý, hỗ trợ đắc lực cho Ban

Tổng giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm trƣớc Ban Tổng giám đốc về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đƣợc giao một cách trung thực vì lợi ích của công ty và cổ đông.

Giám đốc thị trƣờng: là ngƣời điều hành phòng marketing , có nhiệm vụ quản lý, chịu trách nhiệm đối với phòng do mình quản lý, có chức năng quản trị thông tin về các loại thuốc và quảng cáo sản phẩm, nghiên cứu thị trƣờng và phát triển sản phẩm.

Giám đốc bán hàng: điều hành phòng bán hàng, huấn luyện nhân viên chào hàng thiết lập các tiêu chuẩn về kết quả hoạt động phát triển.

Giám đốc tài chính: chịu trách nhiệm quản ký phòng tài chính, phòng kế toán , chịu sự quản lý của Tổng giám đốc.

Giám đốc nhân sự: chịu sự quản lý, hỗ trợ của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm quản lý phòng nhân sự, phòng hành chính.

Giám đốc kỹ thuật là ngƣời quản lý bộ phận kỹ thuật của công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp trƣớc Phó tổng giám đốc.

Gám đốc quản lý chất lƣợng : có trách nhiệm quản lý chất lƣợng và kiểm nghiệm việc sản xuất sản phẩm, chịu sự quản lý trực tiếp của Phó Tổng giám đốc và lãnh đạo cấp trên, chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp phòng quản lý chất lƣợng và phòng kiểm nghiệm.

Giám đốc sản xuất: có trách nhiệm quan trọng trong việc quản lý trực tiếp các xƣởng sản xuất.

Phòng marketing : nghiên cứu thị trƣờng, cập nhật thông tin, tìm hiểu thị hiếu khách hàng. Lập hồ sơ thị trƣờng, khảo sát hành vi ứng xử của khách hàng tiềm năng. Đồng thời phân khúc thị trƣờng, xác định mục tiêu và định vị thƣơng hiệu.

Phòng bán hàng: quản lý bán hàng, tồn kho và cung ứng thuốc ra thị trƣờng.

Phòng nghiên cứu và phát triển: xác lập các công thức pha chế thích hợp, thiết kế các loại nhãn và bao bì, thiết kế quy trình sản xuất.

Phòng đăng ký sản phẩm: quản lý việc đăng ký lƣu hành cho các thuốc mới.

Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này

Phòng kế toán: theo dõi, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ. Cuối kỳ lập các báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Phòng cơ điện: bảo trì, sữa chữa máy móc, thiết bị, chịu trách nhiệm về hệ thống điện, nƣớc cung cấp cho công ty. Tham mƣu về tình hình hoạt động và sử dụng máy móc của công ty và đề xuất các biện pháp cải tiến, mua sắm trang thiết bị.

Phòng cung ứng: thu mua các nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thiết bị máy móc… phục vụ cho phòng sản xuất và các phòng ban khác.

Phòng tài chính: lập dự toán ngân sách, phân bổ và kiểm soát ngân sách cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lý vốn nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh và việc đầu tƣ của công ty có hiệu quả. Dự báo các tài liệu tài chính, phân tích thông tin, số liệu tài chính kế toán. Quản lý điều hành các hoạt động tài chính, kế toán , đồng thời tƣ vấn cho ban giám đốc về tình hình tài chính và các chiến lƣợc về tài chính. Xây dựng kế hoạch tài chính cho công ty.

Phòng kế hoạch: thu thập các thông tin về tình hình hoạt động và tổ chức công ty, cũng nhƣ tình hình sản xuất kinh doanh của công ty để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, kế hoạch thực hiện các dự án, đồng thời đƣa ra những chiến lƣợc giúp công ty phát triển trong tƣơng lai.

Phòng nhân sự: xây dung nội dung, quy chế, chính sách về nhân sự và hành chính cho toàn công ty. Thực hiện đánh giá cán bộ nhân viên, tổ chức đào tạo nội bộ. Hoạch định nhân sự, thiết lập và đề ra kế hoạch, chiến lƣợc để phát triển nguồn nhân sự, đề xuất tuyển dụng và trực tiếp tuyển dụng nhân sự phục vụ nhu cầu nhân sự của công ty.

Phòng hành chính: quản lý cho hoạt động hành chính của toàn công ty. Tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện các quy chế, chính sách về hành chính đúng với quy chế của công ty và quy định của nhà nƣớc. Tiếp nhận và luân chuyển thông tin ban hành các văn bản đối nội, đối ngoại, các thông báo hội nghị của lãnh đạo công ty. Đồng thời quản lý cơ sở hạ tầng, trang thiết bị văn phòng, các phƣơng tiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Phòng công nghệ thông tin: Nghiên cứu, đề xuất và triển khai xây dựng hệ thống, duy trì, quản lý tối ƣu hệ thống lƣu trữ, camera, giám sát ra vào, mạng, phần mềm hệ thống của công ty, chịu trách nhiệm về tất cả vấn đề liên quan đến hoạt động quản trị cơ sở dữ liệu, an ninh mạng của công ty.

Phòng pháp chế: tổ chức, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ trong việc thực hiện nội quy, quy chế của công ty và thực hiện nghĩa vụ đƣợc giao.

Một phần của tài liệu TRAC THANH XUAN_KT8 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w